Việt Nam cần tăng tốc chuyển đổi năng lượng xanh
Theo các chuyên gia Đan Mạch, việc Việt Nam đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 không chỉ khả thi về mặt kỹ thuật mà còn là một kịch bản hiệu quả nhất về chi phí.
Song, để đạt được mục tiêu này, phát thải CO₂ của Việt Nam cần đạt đỉnh vào năm 2030, và quá trình chuyển đổi năng lượng xanh cần được thực hiện khẩn trương với tốc độ nhanh hơn trước đây.
Ông Kristoffer Bottzauw, Cục trưởng Cục Năng lượng Đan Mạch, cho biết: "Việt Nam có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào. Chuyển đổi xanh sẽ là động lực cho tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững cho toàn xã hội".
Theo Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam - Đường đến Phát thải ròng bằng 0 (Net Zero), các chuyên gia cho rằng lựa chọn tốt nhất và hiệu quả nhất về chi phí để hỗ trợ tăng trưởng bền vững của Việt Nam là mở rộng quy mô điện mặt trời và điện gió, cũng như điện hóa ngành giao thông vận tải và công nghiệp. Bên cạnh đó, cần sớm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh để tránh những chi phí lớn không cần thiết.
Ông Rasmus Munch Sorensen, cố vấn dài hạn chương trình DEPP III cho rằng: "Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, để đảm bảo phát triển bền vững, Việt Nam cần phải tách biệt tăng trưởng kinh tế với tiêu thụ năng lượng. Đồng thời xây dựng một hệ thống năng lượng xanh và bền vững hơn, thông qua đầu tư vào năng lượng tái tạo và công nghệ tiết kiệm năng lượng".
Tuy nhiên, để phát thải đạt đỉnh vào năm 2030 và trung hòa khí hậu vào năm 2050, cần có thêm 56 GW điện tái tạo (17 GW điện gió trên bờ và 39 GW điện mặt trời).
"Việt Nam nên bắt tay ngay vào việc xác định các địa điểm cho phát triển điện gió ngoài khơi, chuẩn bị cơ sở hạ tầng cảng và củng cố hệ thống lưới điện truyền tải. Sự chậm trễ trong quá trình chuyển đổi sẽ gây ra các chi phí tốn kém không cần thiết do những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu", bà Giada Venturini, cố vấn cao cấp Cục Năng lượng Đan Mạch cho hay.
Để thực hiện tham vọng xây dựng 84 GW năng lượng gió ngoài khơi vào năm 2050, Việt Nam cần hành động sớm. Đặc biệt là sớm ban hành khung pháp lý rõ ràng để có thể thu hút các khoản đầu tư lớn vào ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi ở Việt Nam.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, Đan Mạch đã trải qua thời gian thiếu hụt năng lượng trầm trọng. Tuy nhiên, nhờ chính sách ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, quốc gia này đã chuyển mình, trở thành nước dẫn đầu thế giới về xây dựng nền kinh tế xanh và bền vững.
Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.
Theo thông tin từ Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình Định cho biết vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 21/12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bộ đội biên phòng tỉnh) đã phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn.
Sáng 22/12, lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 đã bắt đầu. Đông đảo người dân TP.HCM háo hức chờ để được trải nghiệm 9 đoàn tàu hoạt động từ 5h sáng tới 22h đêm.
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) - dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM đã chính thức lăn bánh vào sáng nay, sau hơn chục năm xây dựng và nhiều lần trễ hẹn.
Sau hơn ba tháng xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu, chiều 21/12, tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới.
Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát động cuộc thi sáng tác bài hát về phòng, chống tác hại của thuốc lá, nhằm kêu gọi mọi người không hút thuốc, bỏ thuốc để cùng nhau xây dựng môi trường sống trong lành không khói thuốc lá.
0