Việt Nam có nhiều lợi thế trong ngành công nghiệp bán dẫn

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đẩy mạnh phát triển toàn diện hệ sinh thái, tạo môi trường thúc đẩy nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam cụ thể hoá hợp tác đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Theo nhận định của các chuyên gia quốc tế, Việt Nam có đủ năng lực phát triển công nghiệp bán dẫn với một hệ thống chính trị được đánh giá ổn định, vị trí địa lý thuận lợi. Chính phủ Việt Nam rất quan tâm việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam.

Ông Clark Tseng, Giám đốc cấp cao của Hiệp hội thiết bị và bán dẫn toàn cầu cho biết: “Tôi thấy rằng Việt Nam là một nước đang phát triển về mảng lắp ráp điện. Và bây giờ chúng ta có thể thấy nguồn đầu tư đang được đổ vào các khu vực liên kết bán dẫn. Lợi thế của Việt Nam chính là vị trí địa lý cũng như nguồn nhân lực kỹ sư trẻ dồi dào, có học thức để có thể hỗ trợ sự phát triển của ngành bán dẫn”.

Ngành công nghiệp bán dẫn và vi mạch được coi là một trong những ngành công nghiệp quan trọng với doanh thu hàng trăm tỷ USD và trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Những năm gần đây, công nghiệp bán dẫn và vi mạch chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong bối cảnh và xu thế phát triển của giai đoạn mới, Việt Nam cũng đang sẵn sàng cho sự mở rộng đột phá của ngành công nghiệp bán dẫn.

Ông Nguyễn Đức Long - Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định: “Việt Nam đang chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận một làn sóng đầu tư mạnh về công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, bán dẫn chỉ là một trong số đó. Do đó, Việt Nam sẽ cần có nhiều sự chuẩn bị, đặc biệt là chuẩn bị nguồn nhân lực đầy đủ để cung cấp cho các công ty sẽ đầu tư vào Việt Nam, chuẩn bị về cơ sở hạ tầng và các chính sách”.

Theo ước tính, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 6,12% từ năm 2022 đến năm 2027. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay là sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá trình sản xuất bán dẫn và vi mạch toàn cầu. Ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam cần 10.000 kỹ sư mỗi năm, nhưng nguồn nhân lực hiện nay chỉ đáp ứng chưa tới 20%. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

9 tháng năm 2024, thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội đạt 92,8% dự toán. Kết quả ấn tượng trên là tiền đề quan trọng để thành phố vượt dự toán thu ngân sách cả năm.

Trong phiên thảo luận Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi sáng 29/10, nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất miễn thuế cho hộ cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm.

Lũy kế 9 tháng của năm 2024, sản lượng điện truyền tải Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã thực hiện đạt 186,2 tỷ kWh, tăng 11,5% so cùng kỳ và bằng 79,63% kế hoạch 2024. Đây là con số vừa được công bố tại Hội nghị người lao động Tổng công ty.

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước ngày 31/10 tăng mạnh lên 90 triệu đồng/lượng.

Sáng 30/10, chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá để đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng của năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Trưởng Ban Chỉ đạo đã nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2024, CPI bình quân không vượt quá 4%.

Bộ Công Thương đã có văn bản gửi các đơn vị, địa phương đề nghị tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, nhằm ngăn ngừa nguy cơ xâm phạm an ninh trật tự, các biểu hiện trái với truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục.