Việt Nam có thể giao dịch ngoại hối với Nga

Nga lên danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có thể tham gia giao dịch ngoại hối, trong đó có Việt Nam, các nước SNG, Cuba, Trung Quốc, UAE, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines và một số quốc gia khác.

Ngày 19/7, Bộ Tài chính Liên bang Nga đề xuất cho phép các ngân hàng và công ty môi giới từ một số quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia kinh doanh ngoại hối tại Nga.

Dự thảo nghị định của  Chính phủ Nga liên quan vấn đề này đã được Bộ Tài chính soạn thảo và công bố trên cổng thông tin dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật.

Tài liệu nói trên có đoạn: “Phê duyệt danh sách đính kèm các quốc gia và vùng lãnh thổ có các ngân hàng nước ngoài (tổ chức tín dụng nước ngoài) và các công ty môi giới nước ngoài được phép tham gia giao dịch có tổ chức bằng ngoại tệ và giao dịch có tổ chức khi các hợp đồng được ký kết, là các công cụ tài chính phái sinh, tài sản cơ bản là tiền tệ và (hoặc) lãi suất.”

Việt Nam trong danh sách các nước có thể giao dịch ngoại hối với Nga

Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đính kèm bao gồm các quốc gia thuộc Cộng đồng các Quốc gia độc lập (SNG), Algeria, Argentina, Bangladesh, Bahrain, Brazil, Venezuela, Việt Nam, Gruzia, Ai Cập, Israel, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Campuchia, Qatar, Trung Quốc, Cuba, Malaysia, Morocco, Mexico, Mông Cổ, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Oman, Pakistan, Peru, Saudi Arabia, Serbia, Thái Lan, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay, Philippines, Chile, Nam Phi và Hong Kong.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký văn bản luật quy định khả năng cho phép các ngân hàng nước ngoài và các nhà môi giới từ các nước thân thiện tham gia kinh doanh ngoại hối tại Liên bang Nga.

Luật trao quyền cho chính phủ Nga phê duyệt danh sách các khu vực pháp lý, tổ chức tín dụng và nhà môi giới có thể được phép tham gia giao dịch ngoại hối. Đồng thời, Ngân hàng trung ương Nga sẽ thiết lập các yêu cầu và hạn chế đối với việc chấp nhận giao dịch đó và liên quan đến giao dịch.

(Nguồn: TTXVN)

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Hoạt động sản xuất công nghiệp tại Hà Nội trong năm 2024 phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cả năm tăng 5,9% so với 2023.

Theo quy định tại Nghị định 01/2025, bắt đầu từ ngày 1/3/2025, các thương nhân xuất khẩu gạo chỉ phải báo cáo Bộ Công Thương và Sở Công Thương về lượng thóc, gạo tồn kho định kỳ hàng tháng, thay vì báo cáo mỗi tuần như trước.

Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn đề nghị 9 ngân hàng thương mại khẩn trương triển khai gói tín dụng 145.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội.

Tạm hoãn xuất cảnh đối với những cá nhân, doanh nghiệp nợ thuế là một trong những giải pháp hiệu quả của ngành thuế nhằm chống thất thu thuế. Theo Tổng cục Thuế, lũy kế đến tháng 11/2024, ngành thuế đã ban hành gần 59.000 thông báo tạm hoãn xuất cảnh với số tiền nợ thuế là trên 80.000 tỷ đồng.

Mỹ vừa tiếp tục ghi nhận sản lượng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng LNG tăng trong tháng 12, qua đó giữ vững vị trí là nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới trong năm 2024.

Năm 2024, khối ngoại đã bán ròng tổng cộng hơn 93.000 tỉ đồng cổ phiếu Việt Nam, gấp gần 4 lần năm liền trước. Đây là mức bán ròng mạnh nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.