Việt Nam đã bắt kịp nhiều xu hướng công nghệ mới
Nhiều chuyên gia đánh giá, làn sóng công nghệ mới đang thay đổi mạnh mẽ diện mạo của nền kinh tế số tại Việt Nam. Các công nghệ như trí tuệ AI, internet vạn vật IOT, dữ liệu lớn Big Data, điện toán đám mây Cloud đang có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển của nhiều lĩnh vực. Nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tiếp tục đánh giá tích cực vào tiềm năng và quy mô thị trường nước ta.
Bà Rita Mokbel, Chủ tịch Ericsson Việt Nam cho biết: "Tại Việt Nam, chúng ta đã chứng kiến sự ứng dụng của AI trong nhiều lĩnh vực. Khi hạ tầng số tiếp tục mở rộng, AI sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Khả năng phân tích dữ liệu theo thời gian thực của AI mở ra nhiều cơ hội mới, từ cung cấp dự báo trong sản xuất, trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa đến quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn. Những thay đổi này sẽ có tác động sâu sắc đến nền kinh tế số của Việt Nam".
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, vẫn còn không ít những thách thức để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 và 2030, kinh tế số đóng góp tương ứng 20% và 30% vào GDP.
Mr. Alejandro Osorio, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam chia sẻ: "Công nghệ đang phát triển rất nhanh và nền kinh tế số cũng đang đổi mới rất nhanh chóng. Chúng tôi cho rằng, Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế thử nghiệm sandbox để đón nhận các công nghệ tiềm năng mới cũng như sự phát triển của các công nghệ hiện có. Bên cạnh đó cũng cần thường xuyên xem xét và đánh giá lại các chính sách hiện có bởi vì công nghệ luôn thay đổi nên luật pháp và quy định phù hợp với thời đại."
Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng đề cập tới việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng số, đặc biệt là 5G tại Việt Nam. Đây được xem là nhân tố chuyển đổi quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, cho phép tự động hóa, nâng cao năng suất và tối ưu hóa quản lý tài nguyên. Qua đó thúc đẩy công nghiệp 4.0, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 21/11, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc phản ứng của Việt Nam trước việc Tổng thống Philippines ký ban hành đạo luật các vùng biển, đạo luật về luồng Hàng hải vùng nước quần đảo của Philippines và việc Trung Quốc công bố thông báo tên gọi tiêu chuẩn một phần các đảo, bãi của Trung Quốc ở Nam Hải gồm 64 thực thể tại biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ngày 21/11, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 11 của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của báo chí về tình hình leo thang xung đột nguy hiểm hiện nay tại Ukraine khiến đại sứ quán một số nước tại Ukraine có thể sẽ đóng cửa.
Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.
Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.
0