Việt Nam đóng góp tích cực cho phong trào hòa bình thế giới
Bên lề Đại hội, nhiều đại biểu đã chia sẻ tình cảm dành cho đất nước Việt Nam, dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, tin tưởng một Đại hội thành công khi được tổ chức ở đất nước Việt Nam tươi đẹp, yêu chuộng hòa bình và ngày càng phát triển tốt đẹp.
Việt Nam có vai trò quan trọng trong Hội đồng Hòa bình thế giới
Bà Socorro Gomes Coelho, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới đánh giá, Việt Nam có vai trò quan trọng trong Hội đồng Hòa bình thế giới, bởi đây là đất nước đã trải qua chiến tranh tàn phá, nhưng đã giành được thắng lợi và đang từng ngày vươn lên phát triển, hội nhập mạnh mẽ trong hòa bình, ổn định. Việt Nam là nguồn cảm hứng và là người bạn tốt của các dân tộc đang đấu tranh vì độc lập, chủ quyền và hòa bình trên thế giới.
“Chúng tôi tin tưởng Việt Nam sẽ có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào hòa bình thế giới; dành sự tôn trọng, ngưỡng mộ và đồng hành cùng lãnh đạo và nhân dân Việt Nam”, bà Socorro Gomes Coelho cho biết.
Theo bà Socorro Gomes Coelho, Việt Nam có thể chia sẻ bài học kinh nghiệm về quá trình đấu tranh, bảo vệ và gìn giữ hòa bình cho các thành viên trong Hội đồng, từ đó thúc đẩy tình đoàn kết, hữu nghị, nâng cao nhận thức của nhân dân thế giới về sự quý giá của hòa bình, đồng thời, thúc đẩy công bằng xã hội, công lý và phát triển.
Chia sẻ cảm nghĩ về đất nước Việt Nam khi quay trở lại, ông Aqel Mahmoud Ahmed Tugoz, Điều phối viên Ủy ban Hòa bình và Đoàn kết Palestine cho biết: Cách đây 5 năm, ông đã đến Hà Nội tham dự Hội nghị Ban chấp hành Hội đồng Hòa bình thế giới. Khi quay trở lại lần này, ông nhận thấy rằng, thời gian qua, Việt Nam phát triển rất tốt. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được tăng cường.
Theo ông Aqel Mahmoud Ahmed Tugoz, Việt Nam đã đăng cai hai sự kiện quan trọng: Hội nghị Ban Chấp hành Hội đồng Hòa bình thế giới (năm 2017) và nay là Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới.
Điều này là minh chứng rõ ràng cho những đóng góp tích cực của Việt Nam nói chung, Ủy ban Hòa bình Việt Nam nói riêng đối với phong trào hòa bình thế giới và Hội đồng Hòa bình thế giới. Các thành viên của Hội đồng luôn dành sự tôn trọng và đánh giá cao Ủy ban Hòa bình Việt Nam; học hỏi nhiều điều từ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước ngày nay. “Với Palestine, Việt Nam vẫn luôn luôn bên cạnh và ủng hộ. Chúng tôi rất cảm kích vì điều đó", Điều phối viên Ủy ban Hòa bình và Đoàn kết Palestine nói.
Trọn vẹn tình cảm dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh
Một người bạn thân thiết, gần gũi với Việt Nam cũng tham dự Đại hội 22 Hội đồng Hòa bình thế giới, Chủ tịch Viện Cuba Hữu nghị với các dân tộc (ICAP) Fernando Gonzalez Llort-anh hùng Cuba, cũng chia sẻ những tình cảm nồng ấm, chân tình mà ông dành cho Việt Nam, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trở lại Việt Nam lần này, ông bày tỏ niềm xúc động khi được vào Lăng viếng Bác và thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Fernando cho biết, đây không phải lần đầu tiên ông đến đây. Tuy nhiên, với ông, lần nào cũng rất ý nghĩa và đầy cảm xúc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử hiện đại không chỉ của Việt Nam mà còn cả thế giới. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc. Hơn hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là tấm gương giản dị trong cuộc sống hằng ngày. Người không màng vật chất, không theo đuổi vật chất, chỉ mong muốn nhân dân được hưởng độc lập, ấm no.
“Tôi đã tham quan nhà sàn Bác Hồ. Thật đặc biệt khi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại như vậy mà chỉ sống và làm việc ở một ngôi nhà nhỏ. Từ mái nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra đường lối chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc của Việt Nam luôn có vai trò rất quan trọng đối với hòa bình thế giới. Lãnh tụ Fidel Castro của chúng tôi từng nhiều lần bằng cả lời nói và hành động khẳng định coi cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam như của chính mình. Dân tộc Việt Nam đã làm nên nhiều cuộc đấu tranh hào hùng để bảo vệ nền độc lập, xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới phát triển kinh tế-xã hội. Việt Nam đã thành công”, ông Fernando chia sẻ.
Trao đổi về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ông Fernando cho rằng, việc này thực sự rất có ý nghĩa, đặc biệt với thế hệ trẻ ngày nay. Ông cảm thấy vui mừng khi nhiều tầng lớp thanh, thiếu niên và cả các em nhỏ cũng tới Lăng viếng Bác và tham quan Khu di tích để hiểu thêm về lịch sử đất nước và cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Đây cũng là điều quan trọng đối với chúng tôi. Không chỉ ở Việt Nam mà ở cả Cuba, việc nắm rõ lịch sử dân tộc giúp cho các thế hệ hiểu được sự hy sinh, mất mát mà Việt Nam hay Cuba đã phải trải qua để có được như ngày hôm nay. Thế hệ trẻ cũng sẽ hiểu hơn về mối quan hệ giữa Cuba và Việt Nam, một mối quan hệ thủy chung, son sắt đã được thử thách qua thời gian”, ông Fernando khẳng định.
Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”, trong đó nhấn mạnh cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, hôm nay, 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.
Trong buổi làm việc sáng 5/11, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các đại biểu Quốc hội quan tâm đến quy định chính sách về nhà ở đối với đội ngũ sĩ quan quân đội.
Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết "Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả". Đài Hà Nội trân trọng đăng toàn văn bài viết.
Ban Bí thư điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Sáng 5/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
0