Việt Nam - Giang sơn gấm vóc

Dọc theo chiều dài Tổ quốc, hình ảnh đất nước Việt Nam hiện lên với vẻ đẹp bình dị, rất đỗi thân thương nhưng cũng đầy mê hoặc bởi những cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ… khiến du khách khó quên, dù chỉ một lần đặt chân đến dải đất hình chữ S.

Hà Giang - mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc mang trong mình những nét hoang sơ, kỳ bí, là điểm đến thiêng liêng mà ai cũng mơ ước một lần được đặt chân đến. (Ảnh: Nguyễn Dũng)
Không chỉ gây ấn tượng với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, Hà Giang còn nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang đẹp mơ màng mùa lúa chín, những cánh đồng hoa tam giác mạch phủ kín núi đồi hòa quyện với bản sắc văn hóa vùng cao, tạo nên nét đẹp thu hút du khách mọi miền. (Ảnh: Ngọc Vũ)
Nằm ở huyện Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng), thác Bản Giốc là thắng cảnh nổi tiếng, mang vẻ đẹp kiêu hùng của miền biên cương, được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Việt Nam, một tuyệt tác thiên nhiên. (Ảnh: Bình Phạm)
Đến với Cao Bằng, một điểm đến nữa mà những người đam mê khám phá không thể bỏ qua là thung lũng Ngọc Côn. Khung cảnh bình yên với cánh đồng lúa vàng mướt mắt, những dòng sông uốn lượn... tạo nên một bức tranh thiên nhiên say đắm lòng người. (Ảnh: Ngọc Vũ)
Được mệnh danh là làng chài cổ nhất Việt Nam, làng chài Cái Bèo thuộc quần đảo Cát Bà là một trong những địa điểm nổi tiếng bậc nhất tại Hải Phòng. Không chỉ là điểm đến hấp dẫn du khách với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nơi này còn ẩn chứa những giá trị văn hóa truyền thống từ cổ xưa. Đây cũng là nơi sinh sống của hơn 500 hộ dân với nghề đánh bắt thủy sản và nuôi cá lồng trên vịnh. (Ảnh: Nguyễn Dũng)
Mù Cang Chải (Yên Bái) mùa lúa chín tràn ngập sắc vàng rực rỡ, những thửa ruộng bậc thang như "Những nấc thang lên thiên đường" không nơi nào có được. Đây cũng là lý do mà Mù Cang Chải từng lọt vào top 10 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới và luôn là điểm đến mà những tín đồ du lịch lựa chọn mỗi dịp mùa Thu đến. (Ảnh: Huy Nguyễn)
Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách sẽ cảm nhận ngay được sự nhộn nhịp của cuộc sống cùng bề dày văn hóa lịch sử. Là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của đất nước, Hà Nội mang trong mình nét đẹp của một thành phố năng động thời hiện đại. (Ảnh: Bình Phạm)
Chắc hẳn bất kỳ ai đến Huế cũng đều xao xuyến trước vẻ đẹp yên bình, cổ kính của một cố đô nhưng vẫn có nét hiện đại và sôi động của một đô thị đang phát triển. Những công trình kiến trúc lăng tẩm vừa trang nghiêm, vừa hùng vĩ là một điểm nhấn không thể bỏ qua khi đến Huế. (Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải)
Được mệnh danh là "Thành phố đáng sống nhất Việt Nam", Đà Nẵng luôn là điểm đến mà lữ khách phương xa nào cũng sẽ phải lòng và yêu mến ngay từ lần đầu đặt chân đến. (Ảnh: Bình Phạm)
Đà Nẵng không chỉ gây ấn tượng với du khách bởi sự năng động, mà còn thu hút với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, đẹp mê hồn với biển trời bao la, núi non sừng sững. (Ảnh: Bình Phạm)
Những năm gần đây, Bình Định đang trở thành điểm đến mới của du lịch miền Trung. Không quá sầm uất và nhộn nhịp, nhưng mảnh đất Bình Định luôn biết cách níu chân du khách bởi cảnh sắc hoang sơ, yên tĩnh mà tạo hóa ban cho mảnh đất ven biển này. (Ảnh: Nguyễn Dũng)
Hình ảnh ngư dân thả lưới mùa rong biển ở Quy Nhơn tạo nên khung cảnh đẹp đến ngỡ ngàng. (Ảnh: Nguyễn Dũng)
Ngoài những vẻ đẹp kỳ vĩ của non sông, hình ảnh đất nước Việt Nam còn hiện lên sinh động qua những hoạt động sinh hoạt thường ngày của người dân. Nét bình yên của một buổi chợ sớm tại chợ cá Tam Tiến (Quảng Nam). (Ảnh Bình Phạm)
Đà Lạt đẹp như miền cổ tích mùa sương giăng. (Ảnh: Bình Phạm)
An Giang - xứ sở của những cánh đồng thốt nốt ngút tận chân trời. Đến với An Giang mùa nước nổi, du khách còn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh ngư dân thả lưới bên những hàng cây soi bóng mặt nước tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp như bức tranh thơ mộng. (Ảnh: Ngọc Vũ)
Hình ảnh con tàu căng buồm ra khơi, mang theo lá cờ Việt Nam đỏ thắm nơi đất mũi Cà Mau đã thể hiện niềm tự hào của bao người con đất Việt. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã phê duyệt kế hoạch thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi tuyến đường sắt đô thị số 5 của Hà Nội, đoạn Văn Cao – Hòa Lạc. Với tổng mức đầu tư hơn 65.000 tỷ đồng, đây là tuyến đường sắt đầu tiên thành phố đặt quyết tâm triển khai cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách, không phân kỳ đầu tư và thời gian thực hiện nhanh.

Người lái xe máy có thể phải kiểm tra sức khỏe định kỳ, trẻ dưới 10 tuổi không được ngồi ghế trước, xe đưa đón học sinh phải có đèn cảnh báo hoặc màu sơn riêng... là những điểm mới được tách ra từ Luật Giao thông đường bộ, dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì.

Theo ban soạn thảo dự luật, hiện Việt Nam đang sử dụng giấy phép lái xe chưa được đồng bộ với Công ước Viên. Công ước quy định hạng A là xe máy, hạng B là ô tô, nhưng Việt Nam lại chia thành A1, A2, A3, B1, B2... Do vậy, hạng giấy phép lái xe sẽ được điều chỉnh để phù hợp các công ước mà Việt Nam là thành viên. Đây cũng là chính sách mới thay đổi bắt đầu áp dụng từ ngày 1/10.

Để đảm bảo an toàn và giảm ùn tắc giao thông khi di chuyển qua khu vực nút giao Cổ Linh – Thạch Bàn, quận Long Biên, Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đưa ra phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông tại đây.

Trong tháng 10/2023, một số chính sách pháp luật mới đáng chú ý sẽ được đưa vào áp dụng như: các trường hợp triệu hồi ô tô nhập khẩu; tăng lệ phí đăng ký, cấp biển số xe; chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù...