Việt Nam kêu gọi sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Mekong

Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng các nước nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Mekong, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của các nước, vừa không gây tác động tiêu cực đến đời sống của người dân trong lưu vực.

Chiều nay 23/5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc hiện nay ở dọc dòng chính sông Mekong có 14 đập thuỷ điện và một số chuyên gia cho rằng, những con đập này dẫn tới nguy cơ cạn kiệt dòng chảy cũng như làm giảm lượng trầm tích chảy tới vùng hạ lưu. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến hạn mặn và sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nghiêm trọng.

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết Việt Nam rất quan tâm đến các tác động xuyên biên giới và khả năng tích nước của các công trình thuỷ điện trên dòng sông Mekong

Trước câu hỏi trên, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết: "Mekong là dòng sông chung xuyên biên giới và chảy qua nhiều quốc gia. Là quốc gia hạ nguồn sông Mekong, Việt Nam rất quan tâm đến các tác động xuyên biên giới và khả năng tích nước của các công trình thuỷ điện trên dòng sông này".

Một khúc sông trên dòng sông Mekong

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết thêm: "Như chúng tôi đã nhiều lần nói rõ việc phát triển và vận hành các công trình thuỷ điện trên sông  Mekong cần đảm bảo ko gây tác động tiêu cực bao gồm tác động xuyên biên giới tới môi trường cũng như đời sống kinh tế xã hội của các nước trên lưu vực sông Mekong, nhất là các nước hạ nguồn và phải phù hợp về luật pháp, thông lệ quốc tế. Việt Nam mong muốn và sẵn sàng cùng các nước liên quan tăng cường hợp tác nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mekong, vừa đảm bảo hài hoà lợi ích của các nước, vừa không có tác động tiêu cực tới đời sống của người dân sinh sống trong lưu vực".

Theo ông Đoàn Khắc Việt, Hiệp hội sông Mekong quốc tế hiện cũng có các đối tác đối thoại với những quốc gia thượng nguồn và cũng đang thúc đẩy nhiều cơ chế hợp tác khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định "Đây là chuyến thăm với nhiều ý nghĩa quan trọng, có thể coi là một điểm nhấn nổi bật của đối ngoại Việt Nam năm 2024”.

Chiều 21/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thảo luận ở hội trường Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng số, các đại biểu tán thành cao với việc sớm đưa các dự án luật quan trọng vào thi hành.

Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết thành lập đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành.

Chuyến thăm Việt Nam lần này được người đứng đầu Điện Kremlin đánh giá mang tính biểu tượng cao, khi diễn ra đúng dịp hai nước kỷ niệm 30 năm ngày ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Liên bang Nga và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (16/6/1994 - 16/6/2024), đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ trong giai đoạn phát triển mới.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành khoảng 3/4 chương trình đề ra với chất lượng và hiệu quả cao. Góp phần truyền tải kịp thời, sinh động và đa dạng các nội dung của Kỳ họp phải kể tới sự đóng góp rất tích cực của báo chí.