Việt Nam là điểm sáng phòng chống sốt rét trong khu vực

Kết quả phòng chống sốt rét ở Việt Nam đã đạt được là vô cùng to lớn và là điểm sáng của khu vực và thế giới. Trong đó, công tác phòng chống sốt rét của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã góp phần làm giảm sâu cả 3 tiêu chí: số mắc, số tử vong, số vụ dịch. Đến năm 2023 đã có 46 tỉnh được công nhận loại trừ sốt rét và Việt Nam đang tự tin thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.

Đó là thông tin được PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ tại Lễ kỷ niệm và Chương trình tổng kết, trao giải Cuộc thi “Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ” tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương diễn ra sáng 22/2.

PGS, TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi lễ.

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế gửi lời tri ân sâu sắc về sự tận tâm, tận lực, đồng lòng vượt khó, đóng góp thầm lặng nhưng to lớn trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tới các lãnh đạo và toàn thể viên chức, người lao động của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương.

Qua các báo cáo của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Thứ trưởng nhận định thời gian qua với sự đoàn kết, thống nhất, Viện đã phát triển vững mạnh ở tất cả lĩnh vực như nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực y tế, công tác khám chữa bệnh và triển khai các chương trình y tế dự phòng, cung cấp các dịch vụ y tế dự phòng cho xã hội. Nổi bật nhất là kết quả phòng chống và loại trừ sốt rét ở Việt Nam.

Nói đến sự thành công của công cuộc phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, chúng ta không thể không nhớ đến Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ một con người ưu tú, nhà khoa học xuất sắc, một nhân cách lớn lao, đã dành hết trí tuệ và sức lực, niềm tin và lẽ sống lao động hết mình, mẫu mực trong nghiên cứu khoa học y học và tham gia chiến đấu là một tấm gương sáng để các thế hệ chúng ta học tập, noi theo.

Trao giải cho tác giả đạt giải cuộc thi "Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, bác sĩ, Anh hùng Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ".

Cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ là đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng cho viên chức, cán bộ y tế; cũng là dịp để thể hiện tình cảm đối với Giáo sư - nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực ký sinh trùng ở Việt Nam. Đây còn là hoạt động mang ý nghĩa sâu sắc, thiết thực để giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống ngành Y tế, y tế dự phòng, đặc biệt là phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng, đồng thời góp phần khơi dậy niềm tự hào của cán bộ y tế, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ nhân viên y tế trong hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, để từ đó tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng đơn vị ngày càng phát triển vững mạnh.

“Mỗi cán bộ y tế hãy luôn là những tấm gương sáng về nỗ lực phấn đấu rèn luyện vươn lên, hoàn thiện về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để không chỉ giúp người dân gìn giữ, nâng cao sức khỏe, vượt qua bệnh tật mà còn để lại trong lòng người dân những tình cảm ấm áp, tốt đẹp về tình người, về đạo lý”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương nói.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương và các đại biểu chụp ảnh cùng đại diện gia đình Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng, Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ.

Để công tác phòng chống và loại trừ sốt rét, các bệnh do côn trùng, ký sinh trùng đạt được các mục tiêu năm 2024, Thứ trưởng đề nghị Cấp ủy, Lãnh đạo Viện, toàn thể viên chức, người lao động của Viện tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tinh thần đoàn kết, quán triệt phương châm “việc gì có lợi cho dân, ta phải làm hết sức”, quyết tâm vượt khó, phát huy sáng tạo để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, đảm bảo loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030, giảm thiểu, tiến tới loại trư các bệnh do côn trùng, ký sinh trùng gây nên.

Đồng thời, các Vụ, Cục liên quan của Bộ Y tế khẩn trương tham mưu giải quyết các đề xuất của Viện, tiếp tục quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị và địa phương để thực hiện hiệu quả chương trình phòng chống và loại trừ sốt rét, bệnh về ký sinh trùng và côn trùng./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật toàn thân, lơ mơ, cứng gáy... và được các bác sỹ chuẩn đoán là mắc não mô cầu.

Người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu do nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm. Đây là khuyến cáo mà Bộ Y tế vừa đưa ra.

Dịch bệnh ho gà bùng phát mạnh ở Anh trong 4 tháng đầu năm, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ghi nhận 5 trẻ tử vong.

Nếu không ngăn chặn kịp thời, sẽ có các thế hệ bị thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hủy hoại sức khỏe tinh thần và thể chất. Hiện đã có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó có 5 nước thuộc ASEAN.

Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gien bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), trẻ sinh ra mắc bệnh sẽ phải gắn với truyền máu suốt đời. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh có thể tầm soát và sàng lọc trước sinh, sau sinh. Chủ đề "Ngày Thalassemia thế giới 8/5" năm nay mang thông điệp là tăng cường, phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt.

Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vụ việc trên 500 người phải nhập viện vì nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ thịt tại tỉnh Đồng Nai, cũng như 10 người ngộ độc thực phẩm tiết canh dê tại tỉnh Thái Bình vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.