Việt Nam lần đầu ứng cử thẩm phán quốc tế Luật Biển

Việt Nam giới thiệu PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035.

Trong khuôn khổ Hội nghị các nước thành viên Công ước Luật biển lần thứ 34 diễn ra từ 10 - 14/6 tại Trụ sở Liên hợp quốc, New York, Hoa Kỳ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đã chủ trì Hội thảo quốc tế “Nước biển dâng tại khu vực Thái Bình Dương: thực trạng, các vấn đề pháp lý và đánh giá từ góc độ Luật biển”.

Đây cũng là buổi gặp mặt thường niên của Nhóm bạn bè Công ước Luật biển (UNCLOS) nhân dịp kỉ niệm ba mươi năm ngày Công ước có hiệu lực và để công bố việc Việt Nam giới thiệu PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035.

Quang cảnh hội thảo.

Những năm qua, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu trong đó có hiện tượng mực nước biển dâng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nước, trở thành chủ đề thảo luận tại nhiều diễn đàn trong khuôn khổ Liên hợp quốc. Hội thảo quốc tế về nước biển dâng dưới góc độ Luật biển do Việt Nam phối hợp với một số nước thành viên Nhóm bạn bè UNCLOS gồm Fiji, Indonesia, New Zealand, Oman đồng tổ chức với sự tham gia đồng bảo trợ của Australia, Canada, Đức, Philippines và Singapore. Khoảng trên 100 đại biểu, chuyên gia về luật biển đến từ hơn 60 quốc gia, học giả, đại diện một số cơ quan Liên Hợp Quốc đã tham dự Hội thảo.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ (giữa) chủ trì Hội thảo.

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của UNCLOS đối với sự phát triển của luật pháp quốc tế. Với vai trò là “Hiến pháp của Đại dương”, UNCLOS là khuôn khổ pháp lý toàn diện nhất điều chỉnh mọi hoạt động trên biển, là cơ sở để các nước cùng hợp tác trong quản lý các đại dương và biển một cách có trật tự và bền vững. Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định sẽ cùng 115 thành viên của Nhóm bạn bè tiếp tục thúc đẩy đối thoại và hợp tác đa phương trong thực thi và bảo vệ tính phổ quát của UNCLOS.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, các chuyên gia pháp lý của Việt Nam gồm PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Anh và PGS. TS. Nguyễn Hồng Thao, thành viên Uỷ ban Luật pháp quốc tế của Liên hợp quốc đã chia sẻ đánh giá từ góc độ của Việt Nam - một quốc gia ven biển chịu nhiều tác động nhất của biến đổi khí hậu trong đó có nguy cơ nước biển dâng, đề nghị tiếp tục tuân thủ, thực hiện đầy đủ các quy định của UNCLOS trong quá trình giải quyết các thách thức mới nổi lên trong quản trị biển và đại dương hiện nay như ô nhiễm môi trường biển, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

Đồng thời, các chuyên gia cũng kêu gọi ủng hộ việc bảo toàn các đường cơ sở, ranh giới các vùng biển xác lập từ đường cơ sở và kết quả phân định biển đã được các nước thống nhất thông qua đàm phán hoặc xác lập theo phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế nhằm duy trì ổn định và trật tự pháp lý trên biển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Hà Nội đang tiến hành các thủ tục thu hồi văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo xác minh bằng cấp ba của ông không hợp pháp. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh những nghi vấn về bằng cấp của ông Việt gây xôn xao dư luận thời gian qua.

Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 16/10, ước tính thiệt hại do bão Yagi được bảo hiểm lên tới 12.811 tỷ đồng.

UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Đất đai 2024 và các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật; Luật Giá 2023 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật.

Sáng nay (22/10), Hội thảo khoa học “Phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới” đã diễn ra thành công tốt đẹp, khẳng định vị thế, uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sáng 22/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Theo tờ trình Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề xuất Nhà nước và Thủ tướng quy định cơ chế đặc thù triển khai đầu tư, xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân.