Việt Nam nâng cao vị thế trên chuỗi giá trị toàn cầu

Savills Việt Nam mới đây công bố báo cáo tiêu điểm ngành công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2016-2022, giá trị xuất khẩu của các sản phẩm điện tử tăng 193%, điện thoại tăng 68%, máy móc tăng 336%.

Savills cho biết, Việt Nam đang tập trung thu hút những khoản đầu tư có giá trị gia tăng cao bằng cách cải thiện lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Bên cạnh đó, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu tại Việt Nam cũng được ghi nhận gia tăng đáng kể trong thời gian qua. Tính đến tháng 6/2023, đã có tổng cộng 2.508 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến 28,91 tỷ USD.

Để thu hút thêm các nhà đầu tư lớn, các chuyên gia khuyến nghị, nhà phát triển khu công nghiệp nên tập trung vào các dịch vụ giá trị gia tăng và các ưu đãi ngoài giá thuê như: dịch vụ gia nhập thị trường, hỗ trợ nhân sự và pháp lý, dịch vụ quản lý.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong kỳ họp sáng nay (20/5), trình bày báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng chính phủ Lê Minh Khái cho biết Chính phủ đã tập trung triển khai các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới, tích cực triển khai công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Dự kiến trong tuần này, nhằm tăng cung vàng miếng cho thị trường, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tổ chức hai phiên đấu thầu vàng vào ngày 21/5 và 23/5.

Từ đầu năm đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông trên một số đường bay của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng 15 - 20% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này đang là một cản trở đối với du lịch nội địa khi người dân có xu hướng tìm đến các điểm du lịch quốc tế thay vì đi du lịch trong nước.

Tại phiên khai mạc Quốc hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Khối lượng vận chuyển hàng hoá qua đường sông nội địa Đức đã sụt giảm nghiêm trọng vào năm 2023, xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990. Điều này khiến các chuyên gia lo ngại vì nền kinh tế Đức đang ở trong tình trạng suy giảm.

Nền kinh tế Việt Nam năm 2024 được vận hành trên nền tảng của năm 2023 nên vẫn gặp khó khăn. Những động lực truyền thống đến từ tổng cầu như đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu còn nhiều điểm nghẽn. Trong đó, phải kể đến tốc độ của đầu tư tư nhân trong quý I năm nay chỉ tăng 4,2%, bằng một nửa so với trung bình các năm trước. Nếu không có giải pháp kịp thời, hiệu quả, nền kinh tế sẽ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng của cả năm nay từ 6 đến 6,5%.