Việt Nam nhập khẩu thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục

Theo số liệu sơ bộ từ hải quan, 11 tháng qua, Việt Nam đã chi tổng số tiền gần 38.000 tỷ đồng (tương đương 1,55 tỷ USD), để nhập khẩu thịt, trung bình mỗi tháng khoảng 3.450 tỷ đồng. Phần lớn nguồn cung đến từ Ấn Độ, Mỹ, Nga và Đức.

Trong đó, thịt lợn và gà đông lạnh, đang ngày càng được ưa chuộng do giá rẻ hơn đáng kể so với hàng nội địa. Thống kê cho thấy giá thịt lợn nhập khẩu dao động 52.000 - 62.000 đồng một kg, chỉ bằng khoảng một nửa giá thịt lợn trong nước, vốn ở mức 80.000-180.000 đồng một kg.

Hàng nhập khẩu được các quán ăn, nhà hàng và khu công nghiệp ưu tiên nhập khẩu để giảm chi phí. Tuy nhiên, việc tăng cường nhập khẩu thịt cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn thực phẩm.

Theo Cục Thú y, từ tháng 5 đến tháng 9, trong số 6.679 lô hàng thịt nhập được kiểm tra, hơn 1% lô hàng bị phát hiện nhiễm vi khuẩn Salmonella (gây bệnh đường ruột) và đã bị loại bỏ. Điều này cho thấy nếu không có các biện pháp kiểm soát và giám sát chặt chẽ, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng là rất lớn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong phiên giao dịch mới đây, giá vàng thế giới nới rộng đà sau khi thị trường nhận được thống kê cho thấy dữ liệu lạm phát của Mỹ thấp hơn dự kiến.

Hôm nay, 15/01, giá vàng thế giới nới rộng đà tăng, trong khi giá vàng miếng trong nước đi ngang và giá vàng nhẫn nhích tăng nhẹ.

Dịp cuối năm, lượng hàng hóa Tết được tăng thêm 30-35% để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân Hà Nội.

Hôm nay, 15/01, thị trường chứng khoán có dấu hiệu phục hồi với hơn 7 điểm tăng so với ngày hôm qua. Độ rộng toàn thị trường có phần nghiêng về sắc xanh với bên mua có 470 mã tăng và bên bán có 223 mã giảm.

Tết năm nay, các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch và ký kết hợp đồng khai thác hàng hóa phục vụ Tết với mức tăng trung bình từ 5-20% theo từng mặt hàng so với kế hoạch phục vụ Tết năm 2024.

Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, hơn 40% doanh nghiệp đang kiến nghị Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay.