Việt Nam pha chế thành công hai loại thuốc phóng xạ mới

Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam pha chế thành công hai loại thuốc phóng xạ Ga-68 PSMA và Ga-68 Dotatate trong chẩn đoán, theo dõi điều trị ung thư tuyến tiền liệt và u thần kinh nội tiết. Việc pha chế thành công hai lại thuốc này đã đem đến nhiều cơ hội cho người bệnh trong nước có thể tiếp cận phương pháp kỹ thuật mới trên thế giới, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cũng như tiết kiệm nhiều chi phí cho người bệnh.

TS.BS Nguyễn Xuân Cảnh, Trưởng Khoa Y học hạt nhân - Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cho biết, đơn vị đã ghi hình PET/CT với hai loại thuốc phóng xạ mới đó là Galium-68 PSMA (Ga-68 PSMA) trong ung thư tuyến tiền liệt và Galium-68 Dotatate (Ga-68 Dotatate) trong u thần kinh nội tiết giúp chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh.

Trên thế giới hai lại thuốc phóng xạ này đang được sử dụng rộng rãi cho người bệnh ở các nước tiên tiến trên thế giới. Hai loại thuốc này được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận vào năm 2016 và năm 2020. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có thể sản xuất được Ga-68 PSMA và Ga-68 Dotatate.

Khoa y học hạt nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam pha chế thành công và đưa hai loại thuốc phóng xạ mới Ga-68 PSMA và Ga-68 Dotatate vào sử dụng, giúp bệnh nhân không phải ra nước ngoài. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trước đây ở Việt Nam, khi có nhu cầu chụp PET/CT với hai loại thuốc này, người bệnh thường phải đi ra nước ngoài. Trải qua thời gian dài tìm hiểu, trao đổi chuyên môn cũng như chuẩn bị nguồn nhân lực để tập trung nghiên cứu, đến ngày 7/11 vừa qua, Khoa Y học hạt nhân - Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đã pha chế thành công, đưa hai loại thuốc Ga-68 PSMA và Ga-68 Dotatate vào sử dụng. Sau gần một tháng áp dụng, Bệnh viện Chợ Rẫy đã ghi hình PET/CT với Ga-68 PSMA cho 12 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt và PET/CT với Ga-68 Dotatate cho 9 trường hợp u thần kinh nội tiết.

Việc pha chế thành công hai loại thuốc phóng xạ này đã đem đến nhiều cơ hội cho người bệnh trong nước, giúp họ có thể tiếp cận phương pháp kỹ thuật mới tiên tiến trên thế giới, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cũng như tiết kiệm nhiều chi phí cho bệnh nhân./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết người dân đi khám, chữa bệnh có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy song song với dùng căn cước công dân gắn chip, sử dụng tài khoản VNeID mức 2 và dùng ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số...

Bắt đầu từ ngày 1/8, bệnh viện Bạch Mai sẽ tăng giờ khám chữa bệnh đến 21h00 hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đăng ký qua app để chủ động đến khám chữa bệnh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM (HCDC) vừa cho biết, sau khi xảy ra trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu tại Nghệ An, người dân đi tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu ở TP. HCM có xu hướng gia tăng dẫn đến tình trạng hết vaccine.

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam vừa đào tạo chuyên môn ngành ngoại thần kinh - cột sống với chủ đề “Cấp cứu thần kinh - cột sống” dành cho bác sĩ và điều dưỡng các bệnh viện khu vực miền Bắc.

Trước thực trạng việc khám bệnh các ngày trong tuần thường quá tải bệnh nhân, một số bệnh viện đã và đang đổi mới công tác khám sức khỏe cho người dân vào các ngày cuối tuần nhưng vẫn được hưởng Bảo hiểm y tế (BHYT).