Việt Nam quyết tâm thực hiện mục tiêu cam kết tại COP26

Sáng 2/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (Ban Chỉ đạo COP26) chủ trì Phiên họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo.

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phiên họp diễn ra trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực khắc phục hậu quả số 3; cho thấy biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp, gây hậu quả khốc liệt. Do đó, chống biến đổi khí hậu cần hành động nhanh hơn nữa, trong đó có việc thực hiện cam kết về giảm phát thải.

Sau COP26, Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo COP26 và triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26. Các thành viên Ban Chỉ đạo đã tích cực triển khai các nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Các cam kết quốc tế của Việt Nam đã được luật hoá. Chương trình hành động và nhiều chương trình, dự án, đề án thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 được xây dựng, triển khai.

Thủ tướng Chính phủ khẳng định, tronng bối cảnh tình hình hiện nay, càng khẳng định phát triển xanh là xu hướng tất yếu; việc thực hiện mục tiêu cam kết của Việt Nam tại COP26 đòi hỏi phải hành động với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, huy động mọi nguồn lực, toàn xã hội, toàn dân vào cuộc, trong đó kết nối, vận động thu hút nguồn lực, kinh nghiệm và đẩy mạnh hợp tác quốc tế để vượt qua các khó khăn, thách thức.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo tập trung đánh giá tình hình thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP26, nhất là kết quả thực hiện các nhiệm vụ đề ra tại Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo, kết quả thực hiện JETP (Thỏa thuận chuyển đổi năng lượng công bằng) và AZEC (Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á).

Theo Ban Chỉ đạo, từ sau Phiên họp lần thứ 4 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các đề án cụ thể để triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.

Lãnh đạo Chính phủ và Lãnh đạo các Bộ, ngành đã làm việc với nhiều lãnh đạo đối tác quốc tế để thúc đẩy tiếp cận các nguồn lực tài chính, công nghệ, mở nhiều cơ hội hợp tác phát triển, hướng tới tăng trưởng phát thải carbon thấp và thúc đẩy chuyển đổi năng lượng công bằng.

Các bộ, ngành, cơ quan đã tích cực vào cuộc, triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp từ hoàn thiện thể chế, chính sách đến triển khai thực hiện các đề án, dự án cụ thể và đạt được nhiều kết quả kể từ sau Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo.

Các tổ chức ngân hàng trong nước và quốc tế tại Việt Nam tích cực vào cuộc thực hiện nhiều dịch vụ, sản phẩm cùng với các gói tín dụng xanh, cho vay xanh phục vụ chuyển đổi xanh và chuyển đổi năng lượng công bằng.

Các tập đoàn nhà nước đã đi đầu trong nghiên cứu, phát triển các nguồn năng lượng mới, thực hiện chuyển đổi xanh; đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong hoạt động quản lý, điều hành, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu, giảm phát thải khí nhà kính.

Các tỉnh, thành phố tiếp tục tổ chức triển khai, quán triệt các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện giảm phát thải khí nhà kính, từng bước thực hiện cam kết phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Một số thành phố lớn đã phát triển rộng rãi hệ thống tuyến xe buýt điện, mạng lưới xe đạp công cộng; xúc tiến tham gia các chương trình, dự án trao đổi kết quả giảm phát thải carbon rừng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau hơn một tháng thực hiện cưỡng chế giải phóng mặt bằng phục vụ thi công dự án đường trục phía Nam, đoạn qua xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên, việc thi công đang được đẩy nhanh nhằm sớm khơi thông nút nghẽn đã tồn tại gần 10 năm qua.

Mạng xã hội vừa chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông đi xe máy chở theo con nhỏ liên tục lạng lách đánh võng, tạt đầu xe tải. Khi xảy ra va chạm khiến xe máy ngã giữa đường, người này cầm mũ bảo hiểm lao tới đòi hơn thua với tài xế xe tải.

Công ty cổ phần Him Lam vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội xin dừng công tác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng cầu Trần Hưng Đạo.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các bộ, ngành liên quan, khẩn trương hoàn thiện hai đề án đường sắt đô thị, trình Thường trực Chính phủ trước 10/10/2024.

Vận tải công cộng mới đáp ứng khoảng 19,5% nhu cầu đi lại của người dân, trong khi mục tiêu Hà Nội đặt ra đến năm 2024, tỷ lệ này phải đạt 22-25% và tối thiểu là 30% vào năm 2025.

Vào 13h ngày 2/10, được sự nhất trí của Tổng cục Đường bộ và Chủ tịch UBND tỉnh, các lực lượng chức năng đã tổ chức thông xe an toàn qua khu vực sạt lở trên tuyến quốc lộ 2 đoạn Km49+500 trên địa phận thôn Nậm Buông, xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang.