Việt Nam sẽ tiêm thử nghiệm vaccine sốt xuất huyết
Sáng nay (12/10), bên lề Hội nghị Khoa học nghiên cứu và ứng dụng trong y học do Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức, Giáo sư Nguyễn Văn Kính - Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ tham gia tiêm thử nghiệm vaccine sốt xuất huyết của Nhật Bản.
Theo Giáo sư Kính, trước đây, một số quốc gia thử nghiệm và cấp phép lưu hành với một loại vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn, nhất là với virus tuýp 2 - tuýp virus gây bệnh sốt xuất huyết phổ biến hiện nay.Vừa qua, một loại vaccine ngừa sốt xuất huyết của Nhật Bản đang được thử nghiệm, bước đầu có hiệu quả phòng bệnh đối với cả bốn tuýp virus gây bệnh sốt xuất huyết. Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ tham gia thử nghiệm vaccine này.
Vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết này cùng một liều tiêm có thể chỉ định cho cả người lớn và trẻ nhỏ, do đó cần phải thử nghiệm và có những đánh giá kỹ càng về tác động đối với sức khỏe trước khi áp dụng rộng rãi trên cộng đồng.
Bệnh sốt xuất huyết do 4 tuýp huyết thanh của virus Dengue (DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4) gây ra, trong đó DEN-1 và DEN-2 chiếm 90%. Người bệnh nhiễm chủng virus nào thì có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó, nhưng vẫn có nguy cơ mắc các chủng khác. Đáng lưu ý, sốt xuất huyết tái nhiễm lần hai rất nguy hiểm do tình trạng bệnh thường nặng hơn lần đầu.
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 90.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 26 trường hợp đã tử vong. Tuýp virus sốt xuất huyết lưu hành năm nay chủ yếu là DEN-1, DEN-2 và không có sự khác biệt với những năm gần đây.
Điều đáng nói, trong đợt dịch sốt xuất huyết năm nay, thành phố Hà Nội cũng ghi nhận nhiều ca bệnh nặng. Gần 2 tháng qua, số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng mạnh, mỗi tuần ghi nhận từ hơn 2.000 đến gần 3.000 bệnh nhân, đã có 4 trường hợp tử vong. Vì vậy, các chuyên gia y tế nhấn mạnh đến vai trò vô cùng quan trọng của vaccine trong việc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, trong đó có sốt xuất huyết./.
100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
0