Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất của Samsung toàn cầu
Sáng 23/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển R&D của Tập đoàn Samsung tại Khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội.
Cùng dự, có đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; bà Oh Young Ju, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam; ông Lee Jae Yong, Chủ tịch Tập đoàn Samsung Điện tử.
Trung tâm R&D mới của Samsung Việt Nam có quy mô đầu tư 220 triệu USD, được thiết kế với 16 tầng nổi và 3 tầng hầm, với tổng diện tích xây dựng 11.603m2 và diện tích sàn 79.511m2; là tòa nhà cao tầng có quy mô lớn chuyên về phát triển công nghệ đầu tiên tại Việt Nam được thành lập bởi một doanh nghiệp FDI.
Trong thời gian tới, Samsung có kế hoạch nâng tầm vị thế của Việt Nam vượt qua vai trò là cứ điểm sản xuất toàn cầu để trở thành cứ điểm chiến lược về nghiên cứu và phát triển của Samsung trên toàn cầu.
Tính đến thời điểm hiện tại, 50% tổng sản lượng điện thoại di động cung cấp trên toàn thế giới của Samsung đang được sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Samsung cũng đang tiến hành phát triển và kiểm định phần mềm (S/W) của thiết bị di động và Network tại Việt Nam.
Samsung đề ra kế hoạch phát triển Trung tâm R&D tại Việt Nam trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển số một toàn cầu thông qua việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các trường đại học trong các lĩnh vực công nghệ then chốt của tương lai như; nâng cao tính chuyên môn về nghiên cứu công nghệ cốt lõi của thiết bị di động (đa phương tiện, bảo mật); nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển đạt mức tự chủ trong các sản phẩm công nghệ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)/dữ liệu lớn (BigData)/internet vạn vật (IoT)... bên cạnh việc gia tăng hỗ trợ bồi dưỡng nhân lực công nghệ thông tin (IT) của Việt Nam.
Ngoài ra, thông qua Trung tâm nghiên cứu và phát triển, Samsung hy vọng sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển của lĩnh vực phần cứng (H/W), phần mềm (S/W) phù hợp lĩnh vực công nghệ thông tin tiên tiến và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Bắt đầu với nhà máy sản xuất điện thoại tại tỉnh Bắc Ninh vào năm 2008, Samsung đã không ngừng đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam thông qua thành lập nhà máy sản xuất điện thoại thứ 2 tại tỉnh Thái Nguyên, khu tổ hợp sản xuất hàng gia dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến cuối năm ngoái, tổng số vốn đầu tư lũy kế của Samsung tại Việt Nam là 18,2 tỷ USD và được dự đoán sẽ vượt quá 20 tỷ USD vào cuối năm 2022.
TIN LIÊN QUAN
Theo quy định, thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022 đối với hồ sơ của tổ chức chậm nhất là ngày 31/3/2023. Những ngày này, các cơ quan chức năng đang tăng cường mọi nguồn lực hỗ trợ người nộp thuế.
Sáng 18/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về giải pháp đổi mới hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước và phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước, góp phần thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã công bố quyết định đình chỉ giao dịch đối với một loạt cổ phiếu do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin như SD4, DZM, VE2, KLF… Trước đó, HOSE cũng đã đình chỉ giao dịch/hủy niêm yết một loạt các cổ phiếu “họ FLC”. Rõ ràng, việc các cổ phiếu rơi vào diện này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và “túi tiền” của nhà đầu tư. Vậy ngay khi cổ phiếu trong rổ tài chính của mình có nguy cơ bị đình chỉ giao dịch/hủy niêm yết, nhà đầu tư nên làm gì?
Sau gần một năm nỗ lực tìm kiếm nhà đầu tư mới để hỗ trợ hãng về nguồn lực tài chính, kinh nghiệm tái cơ cấu, Bamboo Airways cho biết đã tìm được nhà đầu tư mới hỗ trợ tài chính cho hãng. Tuy nhiên, hãng từ chối công bố danh tính và cho biết "sẽ công bố trong thời gian tới".
Thị trường thế giới bất ổn và dự báo sẽ còn tiếp tục khó khăn trong năm nay. Để vượt khó phát triển bền vững, bên cạnh việc gắn với chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu, các doanh nghiệp đang mở rộng chuỗi cung ứng trong nước, quan tâm hơn tới thị trường nội địa.
0