Việt Nam-Trung Quốc hợp tác giải quyết tranh chấp thương mại

Nhằm hợp tác và đưa ra các giải pháp giải quyết tranh chấp trong thương mại giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc, chiều 9/5, tại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Ủy ban Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc (CIETAC) tổ chức hội thảo với chủ đề: “Trọng tài quốc tế: Thuận lợi hóa Thương mại và Đầu tư giữa Trung Quốc và Việt Nam”.

Những năm gần đây, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Trong hoạt động kinh tế, thương mại, bên cạnh những hoạt động giao thương thường đi kèm với tranh chấp. Đặc biệt trong hợp tác kinh tế, thương mại xuyên biên giới việc xảy ra tranh chấp lại càng dễ xảy ra hơn do có sự khác biệt về hệ thống chính trị, pháp luật và ngôn ngữ.

Những năm gần đây, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.

Tại hội thảo, hai bên đánh giá cao việc hợp tác trong giải quyết tranh chấp thương mại để giúp các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư hai nước những thông tin về hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thông qua phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Ông Wang Chengjie – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Ủy ban Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc.

Ông Wang Chengjie – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Ủy ban Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc chia sẻ: “Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đang càng ngày càng phát triển. Thông qua giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại có thể giải quyết được các vấn đề tranh chấp thương mại. Việc tăng cường hợp tác trong trọng tài thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp có thể tránh được các tranh chấp không đáng có”.

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, để góp phần thuận lợi hóa môi trường đầu tư kinh doanh, phương thức trọng tài thương mại ngày càng được ưa chuộng và ưu tiên sử dụng trong giải quyết các tranh chấp phát sinh như một trong những tiêu chí quan trọng đảm bảo thực thi hợp đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khối lượng vận chuyển hàng hoá qua đường sông nội địa Đức đã sụt giảm nghiêm trọng vào năm 2023, xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990. Điều này khiến các chuyên gia lo ngại vì nền kinh tế Đức đang ở trong tình trạng suy giảm.

Nền kinh tế Việt Nam năm 2024 được vận hành trên nền tảng của năm 2023 nên vẫn gặp khó khăn. Những động lực truyền thống đến từ tổng cầu như đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu còn nhiều điểm nghẽn. Trong đó, phải kể đến tốc độ của đầu tư tư nhân trong quý I năm nay chỉ tăng 4,2%, bằng một nửa so với trung bình các năm trước. Nếu không có giải pháp kịp thời, hiệu quả, nền kinh tế sẽ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng của cả năm nay từ 6 đến 6,5%.

Bộ Công Thương đã công bố Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023, trong đó nêu 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước năm 2023.

Trung Quốc vừa công bố nỗ lực mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của nước này để cứu thị trường bất động sản đang chìm trong khủng hoảng...

Theo báo cáo thường niên của nền tảng dữ liệu blockchain Mỹ Chainalysis, năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam đứng đầu thế giới về việc áp dụng tiền điện tử (crypto adoption). Không những thế, Việt Nam còn là quốc gia có tỷ lệ sở hữu tiền điện tử cao thứ 2 thế giới với 21,2% dân số (chỉ sau Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất 30,4%)

Tháng 4/2024 ghi nhận nhóm ngân hàng phát hành 7.800 tỉ đồng trái phiếu riêng lẻ, chiếm hơn 71% tổng giá trị phát hành trong bốn tháng đầu năm.