Việt Nam trước cơ hội phát triển ngành Halal thành thế mạnh

Thế giới có gần 2 tỷ người Hồi giáo với mức chi tiêu cho thực phẩm Halal 2.000 tỷ USD và dự báo sẽ lên tới 15.000 tỷ USD vào năm 2050. Đây là cơ hội lớn cho các nước xuất khẩu lương thực, thực phẩm như Việt Nam.

Vườn bưởi tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) được trồng theo tiêu chuẩn làm nguyên liệu chế biến mỹ phẩm xuất khẩu đi thị trường Hồi giáo. Quy trình trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến đều đạt chứng nhận Halal. Theo đại diện hợp tác xã, Halal là tiêu chuẩn cao nhưng có thể đạt được.

Bà Bá Nguyệt Thu, Chủ tịch Hội đồng quản trị hợp tác xã Hà Nội Xanh (huyện Đan Phượng) cho biết: “Nghiên cứu thị trường cũng như chọn lọc sản phẩm phù hợp với thị trường mục tiêu, chúng tôi thấy rằng nó không hề khó. Bởi vì nguồn nguyên liệu, tài nguyên của Việt Nam mình hoàn toàn phù hợp với cái nhu cầu của người Hồi giáo và chúng tôi hiểu, tôn trọng văn hóa của họ”.

Không chỉ có quả bưởi mà các loài hoa như hoa hồng, hoa nhài đặc biệt phù hợp làm nguyên liệu cho mỹ phẩm phục vụ thị trường Hồi giáo.

Cùng với đó, nguồn cung nông sản và thủy sản tươi sống cũng là thế mạnh đặc biệt của Việt Nam. Ông Abbas, Chủ tịch ngành Halal Việt Nam cho hay: “Việt Nam là nước nông nghiệp, tất cả sản sản phẩm về nông nghiệp, hải sản là thế mạnh và rất phù hợp với thị trường Halal trên toàn cầu. Mặt khác, Việt Nam không tiếp xúc được với thị trường trên thế giới hiện nay là do chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về Halal. Nếu đáp ứng được tiêu chuẩn Halal thì cần phổ biến về tiêu chuẩn này cho các doanh nghiệp”.

Mặc dù rất tiềm năng nhưng sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Halal đến nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu từ các nước Hồi giáo.

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới ba nước UAE, Saudi Arabia và Qatar được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường thực phẩm Halal. Thủ tướng đã trực tiếp giới thiệu tiềm năng cung ứng sản phẩm nông sản và thực phẩm của Việt Nam với lãnh đạo các nước, các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới.

Với sự tham gia của Chính phủ, việc hợp tác quốc tế trong phát triển ngành Halal Việt Nam được thúc đẩy. Các chuyên gia cho rằng, thời gian tới việc cần làm ngay là rà soát lại các cơ sở chứng nhận Halal để làm sao có sự tương thích với các tiêu chuẩn Halal toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/10, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng Thủ đô Hà Nội đã thu hút 1,6 tỷ USD vốn FDI trong 10 tháng.

Đồng USD tăng mạnh, trong khi Bitcoin lập đỉnh mới trong phiên giao dịch ngày 6/11 khi các nhà giao dịch đặt cược vào chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng với chính sách mà ứng cử viên này tuyên bố theo đuổi là cắt giảm thuế và ngăn chặn lạm phát, đặc biệt là sau khi tin ông Trump thắng cử được công bố.

Nhằm hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu, khai thác thông tin; cập nhật các định hướng, chủ trương, chính sách, quy tắc xuất xứ hàng hóa và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc đàm phán và thực thi các FTA trong khuôn khổ ASEAN, Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức Hội thảo “Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Á”.

Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Thực phẩm - Đồ uống & Thiết bị Công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm đã khai mạc sáng 6/11, tại Hà Nội.

Thế giới có gần 2 tỷ người Hồi giáo với mức chi tiêu cho thực phẩm Halal 2.000 tỷ USD và dự báo sẽ lên tới 15.000 tỷ USD vào năm 2050. Đây là cơ hội lớn cho các nước xuất khẩu lương thực, thực phẩm như Việt Nam.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có báo cáo gửi Bộ Công Thương đề xuất áp dụng giá điện hai thành phần. Nếu giai đoạn thử nghiệm được triển khai và kết thúc theo kế hoạch thì việc áp dụng sẽ được triển khai từ năm 2025.