Việt Nam ứng dụng Blockchain bảo mật cuộc gọi và tin nhắn
Để có thể tạo ra ID mềm bảo mật cao trên nền tảng phi tập trung ứng dụng công nghệ Blockchain có khả năng kết nối đa nền tảng, đa quốc gia, nhóm kỹ sư của BCD Blockchain đã phải mất hơn hai năm nghiên cứu. Trợ lý ảo AI giúp người dùng có kiến thức chuẩn về tài sản số và định hình dòng tiền.
Với thành công này, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á sáng tạo được một ID mềm ứng dụng Blockchain trong viễn thông.
Anh Tony Đặng Minh Tuấn, người sáng lập BCD Blockchain, cho hay: “Chúng tôi xây dựng những ID mềm phi tập trung cho nên người dùng có thể kết nối ngang hàng. Những mạng có sẵn rồi nên chúng tôi không phải xây dựng dữ liệu trung tâm. Sau cuộc gọi và nhắn tin thì dữ liệu tự động sẽ xóa đi. Nó rất là an toàn và họ có thể đưa ID đó về bất cứ nơi đâu, miễn là có chuỗi khối bảo mật. Chúng tôi là một trong những đơn vị đầu tiên đưa ra triết lý kết nối mới cho thế giới thông qua ID mềm”.
Theo các chuyên gia, việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong kết nối và AI là một xu hướng tất yếu của Internet và IoT. Tài sản số trong tương lai sẽ ngày càng thịnh hành, bởi nó là chìa khoá mở cửa nền kinh tế số.
Theo dự báo, đến năm 2030, có 16.000 tỷ USD tài sản truyền thống sẽ được mã hoá kỹ thuật số, chiếm 10% GDP toàn cầu.
Tiến sỹ Trần Quý, Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam, cho biết: “Trong kỷ nguyên về kinh tế số thì những giao dịch hay những hoạt động trên không gian mạng rất là nhiều. Chúng ta ứng dụng công nghệ Blockchain vào thì nó trở thành rất tối ưu. Đặc biệt trong thời điểm Việt Nam đang hình thành một khung pháp lý về tài sản số tại Việt Nam”.
10 triệu BSim và gói dùng AI đã chính thức được tặng miễn phí cho người dùng Việt Nam và toàn châu Á. Mục tiêu hướng tới là khoảng 1 tỷ người dùng sẽ sử dụng ID mềm “made in Vietnam” này.
Nhiều đơn vị lớn như Hội Internet Việt Nam, Viện phát triển Kinh tế số Việt Nam và các công ty, doanh nghiệp, quỹ đầu tư đã ký kết hợp tác với BCD Blockchain.
Trong kỷ nguyên công nghệ, Việt Nam đã hiện thực hoá giấc mơ chip bán dẫn “made in Việt Nam”. Giờ đây, những người trẻ Việt đã có thể tạo ra những ID mềm ứng dụng công nghệ Blockchain, kết hợp AI để phục vụ nhu cầu của cuộc sống và nền kinh tế số.
Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số Hà Nội 2024 vừa khai mạc hôm nay 6/11 tại tại Bảo tàng Hà Nội, quận Nam Từ Liêm.
Ủy ban Bảo vệ dữ liệu cá nhân Hàn Quốc vừa thông báo quyết định phạt Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram 21,6 tỷ won (tương đương 15,6 triệu USD) vì thu thập dữ liệu nhạy cảm của người dùng mà không thông báo và cung cấp cho các nhà quảng cáo.
Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành y tế, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã chế tạo robot y tá Florence có khả năng nhận diện khuôn mặt, hỗ trợ tình trạng quá tải và thiếu hụt nhân lực ở các bệnh viện.
Ngày 5/11 tới, Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới trong sứ mệnh của SpaceX, mở ra hy vọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong không gian.
Các chuyên gia hàng đầu về giáo dục và công nghệ vừa tham dự Hội thảo “Giải mã nghịch lý ngành công nghệ: 'Đại bàng' gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa”. Những chia sẻ tại Hội thảo giúp tìm ra hướng đi, để công tác đào tạo nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu lớn hiện nay của các doanh nghiệp.
Nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực điện tử, thiết bị thông minh, Triển lãm chuyên ngành Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) đã khai mạc sáng 30/10 tại Hà Nội.
0