Việt Nam vô địch giải Olympic Robotics lớn nhất thế giới

Đội tuyển Việt Nam vừa giành huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử, nằm trong liên minh vô địch giải đấu robot lớn nhất thế giới, quy tụ các đội tuyển đến từ hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đội tuyển FGC Việt Nam tham gia First Global Challenge (FGC) tại Singapore từ ngày 7 đến 10/10. Và đến tối 10/10, đội đã xuất sắc đem về tấm Huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử nước nhà tại giải đấu Olympic Robotics thế giới (FGC).

Các thành viên đội FGC Việt Nam (bìa phải) cùng các đội liên minh. Ảnh: vnexpress.net

Đội tuyển gồm 9 học sinh được chọn ra từ cuộc thi Vietnam Robotics Challenge 2023. Các em đến từ 6 trường THPT ở Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội. Ông Lê Ngọc Tuấn - chuyên gia công nghệ IoT và robotics - làm trưởng đoàn.

Tại giải đấu, đội lọt top 24 đội mạnh nhất. Ở vòng chung kết, ban tổ chức chia 24 đội thành 8 liên minh để thi đấu với nhau. Kết quả, liên minh mà đội Việt Nam tham gia đứng đầu.

Ông Đỗ Hoàng Sơn - thành viên của Liên minh STEM Việt Nam đã nhận định Đội tuyển Robot Việt Nam 2023 thi đấu đặc biệt xuất sắc, đoạt danh hiệu vô địch thế giới ở giải FGC 2023, giải đấu được coi là Olympic robotics thế giới của robot tự chế kích thước mỗi chiều không quá 50cm x 50cm x 50cm.

"Đây được coi là thành tựu STEM lớn nhất trong lịch sử Việt Nam đến nay. Qua đó, cũng cho thấy ngành giáo dục cần quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa tới các hoạt động phát triển STEM trong nhà trường", ông Sơn nói.

"Đây là hạng mục cao nhất đội giành được sau 7 năm tham dự FGC", trưởng đoàn Lê Ngọc Tuấn, người sáng lập tổ chức giáo dục Maker Việt, cho biết. Năm 2017, khi lần đầu tham gia, đoàn học sinh của Việt Nam đứng thứ 57 trên tổng số 153 đội tham dự. Theo ông Tuấn, thành tích năm nay có được nhờ hội tụ ba yếu tố: robot đủ tốt để đội lọt vào top 24, thành viên thi đấu ăn ý, tự tin và may mắn.

Năm 2023, First Global Challenge được tổ chức với chủ đề "Hydrogen Horizons" - chủ đề nóng, mang tính toàn cầu và được nhiều người quan tâm. Cuộc thi đã ghi nhận rất nhiều giải pháp để ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu bằng cách sử dụng và tạo ra các nguồn năng lượng sạch mới.

Tổng hợp 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc thực hiện chuyển đổi số của ngành giáo dục Thủ đô không chỉ dừng lại trong giảng dạy mà còn hiện diện ở nhiều mặt, trong đó có cả việc đảm bảo an toàn thực phẩm trường học. Mô hình căng tin thông minh là một minh chứng cụ thể cho điều đó.

Ngay sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố đề thi minh hoạ lớp 10 năm 2024, các trường THCS đã dồn lực ôn tập cho học sinh lớp 9. Ở giai đoạn nước rút nên ngoài kiến thức thì kỹ năng làm bài hay ổn định tâm lý để giảm bớt áp lực cho học sinh được các trường đặc biệt lưu tâm.

Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã chính thức thông tin về phương án xử lý với hơn 56.000 chứng chỉ IELTS do IDP tổ chức thi tại Việt Nam trong thời gian chưa được cấp phép.

Hôm nay là ngày thứ 9, cũng là ngày cuối cùng thí sinh cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Hạn cuối đăng ký dự thi là 17h ngày 10/5.

Chiều 9/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trao quyết định bổ nhiệm PGS.TS Phạm Văn Thuần - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội làm Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, tính đến cuối tháng 3 năm nay, cả nước đã có hơn 1200 chương trình đào tạo đại học được kiểm định chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn do Bộ ban hành. Xây dựng văn hóa chất lượng là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm được Bộ GD&ĐT đặt ra với các trường Đại học. Kiểm định chất lượng được đánh giá là việc làm cốt lõi để nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo.