Vinaconex phản hồi thông tin 'nợ người dân 14,5 tỷ đồng'

Liên quan đến thông tin Vinaconex nợ người dân 14,5 tỷ đồng tiền đền bù giải phóng mặt bằng tại Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc, doanh nghiệp này đã đưa ra thông cáo báo chí để thông tin thêm về vụ việc.

Trong thông cáo báo chí, phía Vinaconex cho rằng toàn bộ nguồn kinh phí để thực hiện dự án, bao gồm cả nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng đều do Ngân sách Nhà nước bố trí nguồn, không phải bằng nguồn vốn của Tổng Công ty Vinaconex. Đơn vị chỉ là nợ tập hợp hồ sơ và làm thủ tục.

Lý giải về các vấn đề tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng, Vinaconex đưa ra dẫn chứng cụ thể:

Ngày 19/12/2014, Vinaconex đã có văn bản gửi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị bố trí vốn cho dự án, trong đó kiến nghị xử lý quyết toán khoản tiền 11,7 tỉ đồng bồi thường cho hai doanh nghiệp là Lisohaka và Chè Minh Nguyệt để hoàn tạm ứng với Sở Giao dịch kho bạc nhà nước.

Ngày 16/10/2018, trên cơ sở kết luận cuộc họp của liên ngành TP Hà Nội về quyết toán chi phí GPMB, BQLDA Láng – Hòa Lạc đã tổ chức cuộc họp với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thạch Thất và Ban QLDA huyện Thạch Thất để thống nhất số liệu tổng hợp và giải quyết các tồn tại về công tác GPMB, được thể hiện trong biên bản cuộc họp.

Vinaconex phản hồi về thông tin 'nợ người dân 14,5 tỷ đồng'.

Ngày 8/10/2019, Tổng Công ty Vinaconex đã có văn bản gửi Sở Giao dịch kho bạc nhà nước đề nghị xem xét kiểm soát tạm ứng nguồn vốn 11,7 tỉ đồng (của hai đơn vị Lisohaka và chè Minh Nguyệt) để Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thạch Thất chi trả cho các hộ dân đã có quyết định phê duyệt phương án GPMB.

Tuy nhiên, do chưa có dự toán, phương án đền bù chi tiết cho từng đơn vị theo yêu cầu bổ sung nên Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước không có cơ sở để tạm ứng cho Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thạch Thất.

Như vậy, căn cứ vào nguồn vốn chi trả công tác GPMB do ngân sách Nhà nước thực hiện và do chưa đủ hồ sơ hoàn ứng tổng số tiền gần 13,4 tỉ đồng (đến thời điểm hiện nay còn 12,2 tỉ đồng) theo quy định, nên Sở Giao dịch kho bạc nhà nước không có cơ sở để tiếp tục tạm ứng.

Đồng thời, Tổng công ty Vinaconex khẳng đinh, khi có đủ các hồ sơ, chứng từ và được Sở giao dịch kho bạc Nhà nước chấp thuận, Tổng công ty Vinaconex sẽ thực hiện ngay các thủ tục theo quy định.

Vinaconex cũng mong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý những vấn đề còn tồn tại để sớm giải quyết dứt điểm vụ việc nêu trên, tránh gây bức xúc với những người dân bị thu hồi đất tại dự án.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

VN-Index không chỉ rời xa ngưỡng cản tâm lý mạnh 1.300 điểm mà còn lùi về dưới 1.250 điểm - mốc thấp nhất trong tháng. Thị trường đang trải qua giai đoạn suy yếu rõ rệt khi lực cầu không đủ mạnh để cân bằng áp lực bán ra ngày càng lớn.

Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vừa được bổ nhiệm làm CEO Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh.

Trong 10 tháng của năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt doanh thu ước tính 137.157 tỷ đồng, tương đương 78% kế hoạch năm.

Trong khoảng một tháng trở lại đây, thị trường bán lẻ trong nước, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử xôn xao về một App mua sắm mới, đó là Temu - một nền tảng mua sắm của doanh nghiệp điện tử Trung Quốc. Người tiêu dùng vẫn còn không ít hoài nghi khi Temu xuất hiện rầm rộ nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

Thị trường chứng khoán thường được coi là thước đo của nền kinh tế. Khi VN-Index liên tục dao động quanh ngưỡng 1.300 điểm nhưng chưa thể bứt phá thì cũng là lúc mà các nhà đầu tư tự đặt ra câu hỏi: Tại sao kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng tốt mà VN-Index vẫn chưa thể bứt phá được? Liệu thị trường có thể vượt qua mốc này một cách bền vững trong tương lai gần hay không?

Bất chấp những thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi) gây ra, kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong quý III.