Vĩnh Phúc ban bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chính thức công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do tình trạng sạt lở nghiêm trọng tại bờ sông Lô, đoạn từ K0+650 đến K0+850 trên đê tả Lô, thuộc địa phận xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô.

Quyết định này đi kèm với lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để xử lý sự cố sạt lở, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và vùng đất rộng lớn nằm trong khu vực bảo vệ của đê tả Lô.

Theo báo cáo của UBND huyện Sông Lô, vào ngày 20/9, chính quyền địa phương phát hiện tình trạng sạt lở mạnh xảy ra tại bờ sông Lô. Cung sạt kéo dài khoảng 200 m, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực bãi sông có 7 hộ dân sinh sống với 44 nhân khẩu. Trong số đó, ba hộ gia đình đã bị thiệt hại khi công trình phụ và chuồng trại chăn nuôi bị đổ sập hoàn toàn.

Đặc biệt, điểm sạt lở nguy hiểm nhất chỉ còn cách chân đê tả Lô khoảng 30 m, và sau 7 giờ, tình hình càng trở nên nghiêm trọng khi cung sạt ăn sâu thêm 10 m vào bãi sông, chỉ còn cách nhà dân 3 m và cách chân đê 20 m.

Khu vực sạt lở bờ sông Lô thuộc địa phận xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc). Ảnh: TTXVN.

Theo đánh giá ban đầu, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sạt lở là do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 khiến mực nước sông Lô dâng cao, làm ngập sâu khu vực bãi sông từ 2 - 3 m trong nhiều ngày. Kết hợp với đặc điểm địa chất của bãi sông chủ yếu là đất pha cát, không có độ kết dính, khi nước lũ rút đã kéo theo các khối trượt sâu vào trong bãi. Tình trạng này không chỉ gây nguy hiểm cho các hộ dân ngoài bãi sông mà còn đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của đê tả Lô – một tuyến đê có vai trò bảo vệ 14.123 ha đất và khoảng 164.879 người dân tại các huyện Sông Lô và Lập Thạch.

Hiện trường vụ sạt lở đê tả Lô thuộc địa phận thôn Hồng Đường, xã Bạch Lưu (Sông Lô, Vĩnh Phúc). Ảnh: TTXVN.

Trước tình trạng nguy cấp, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quyết định xây dựng công trình khẩn cấp để xử lý sự cố sạt lở tại đoạn đê tả Lô nói trên. Mục tiêu của công trình là khắc phục kịp thời sự cố sạt lở, đảm bảo năng lực phòng chống lũ lụt của tuyến đê, đồng thời bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của người dân trong vùng. Dự án dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 10 tỷ đồng và tỉnh Vĩnh Phúc đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành công trình trước ngày 31/12/2024.

Trong khi chờ thi công, các biện pháp khẩn cấp đã được triển khai. UBND huyện Sông Lô phối hợp với các lực lượng chức năng nhanh chóng sơ tán khẩn cấp người dân và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm. Chính quyền địa phương đã cắm biển cảnh báo, khoanh vùng khu vực sạt lở để ngăn cấm người và phương tiện ra vào. Lực lượng biên phòng và các cơ quan chức năng địa phương lập chốt trực 24/24h tại khu vực sạt lở để theo dõi sát sao diễn biến và kịp thời ứng phó với các tình huống bất ngờ.

Khu vực sạt lở được gắn biển cánh báo để đảm bảo an toàn. Ảnh: TTXVN.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu huyện Sông Lô thực hiện các biện pháp phân luồng giao thông, nghiêm cấm các phương tiện quá tải và xe quá khổ lưu thông qua đoạn đê tả Lô để giảm nguy cơ xảy ra sự cố. Đồng thời, tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, thông báo rộng rãi tình hình sạt lở cho người dân trong khu vực bị ảnh hưởng, chuẩn bị sẵn vật tư và phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động đối phó khi tình hình xấu đi.

Việc triển khai công trình xử lý sự cố sạt lở đê tả Lô không chỉ giúp bảo vệ cuộc sống của người dân trong khu vực, mà còn tăng cường khả năng phòng chống thiên tai cho một vùng rộng lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều chiến lược trên địa bàn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Đài Hà Nội trân trọng gửi tới quý vị độc giả và khán giả bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long của phóng viên TTXVN về chuyến thăm lịch sử này.

Nước sông Đồng Nai dâng nhanh gần báo động 3 vào sáng 22/9, gia tăng nguy cơ ngập lụt tại nhiều địa phương ven sông thuộc tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh).

Mưa lũ do hoàn lưu của cơn bão số 3 khiến gần 100 ha bưởi của các thôn Khả Lĩnh, Minh Thân, Cầu Mơ thuộc xã Đại Minh, huyện Yên Bình (Yên Bái) bị ảnh hưởng nặng nề do bị ngập trong nước. Nhiều diện tích cây bưởi chuẩn bị thu hoạch giờ đây đã mất trắng. Vùng 'bưởi tiến vua' này cần vài năm nữa mới có thể phục hồi.

Liên quan đến thông tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang quản lý 2.000 tỷ đồng quỹ phòng chống thiên tai, ông Phạm Đức Luận, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai khẳng định Bộ không quản lý số tiền trên.

Chiều 21/9, tại Khu du lịch văn hóa tâm linh chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, đã diễn ra vòng chung kết cuộc thi "Đại sứ Văn hóa du lịch".

Ngày 21/9, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.