Virus Marburg có tỉ lệ tử vong cao nhưng không dễ lây
Trao đổi với phóng viên Đài PT-TH Hà Nội, BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, virus Marburg lần đầu tiên được phát hiện trên người vào năm 1967. Một nhóm nghiên cứu bắt khỉ về phòng thí nghiệm, virus này đã lây từ khỉ sang người. Vụ việc xảy ra tại phòng thí nghiệm Marburg và Frankfurt, Đức và ở Belgrade, Nam Tư cũ (nay là Serbia), tỷ lệ tử vong khá cao. Khi đó, họ đã khoanh vùng và khống chế được vụ dịch này. Sau đó, tại châu Phi vẫn có những vụ dịch lẻ tẻ, được xác định lây từ động vật sang người.
"Đặc điểm của virus này là khi nhiễm bệnh tỷ lệ tử vong khá cao, có thể lên đến 80%. Với người bị lây nhiễm thì cực kỳ nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong rất cao. Còn với cộng đồng vì bệnh do virus Marburg gây ra không có nhóm triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nên khó có thể lan rộng mạnh mẽ như những bệnh có nhóm triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng. Ngoài ra, khi nhiễm virus Marburg, bệnh nhân thường nặng, nằm bệt một chỗ nên sẽ khó lây hơn, nhất là trên phạm vi vùng, quốc gia. Nhìn chung, tỉ lệ lây virus Marburg thấp hơn so với nhóm bệnh có thời gian ủ bệnh dài hoặc bệnh không có triệu chứng" - BS. Cấp cho biết.
Biểu hiện của bệnh do virus Marburg cũng giống như các sốt virus thông thường có sốt, đau đầu, buồn nôn tuy nhiên sau đó tiến triển nặng nhanh chóng, rối loạn đông máu, có thể suy đa phủ tạng, tử vong. Nguy cơ tử vong tương đối nhanh, tương tự như virus Ebola, có thể tử vong sau một vài ngày. Bệnh cũng chưa có thuốc điều trị, chưa có vaccine.
Nhưng người nhiễm virus Marburg thường có triệu chứng và được cách ly theo quy định. Vì vậy khả năng bị lây của người Việt Nam do tiếp xúc từ người cũng thấp.
Virus Marburg lây truyền thông qua tiếp xúc ngoài da, tiếp xúc với các bề mặt vật dụng có virus, lây qua dịch tiết như máu hoặc tiếp xúc gần bệnh nhân. Chính vì vậy, việc tránh tiếp xúc với người mắc bệnh và vệ sinh bề mặt bị vấy bẩn rất quan trọng, bên cạnh việc đeo khẩu trang phòng bệnh... Người dân cũng cần thường xuyên theo dõi, cập nhật các khuyến cáo của ngành y tế để chủ động phòng chống căn bệnh này - BS Cấp khuyến cáo.
Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405 gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã bảo đảm phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2025, 100% cơ sở y tế và người dân trên địa bàn sử dụng sổ sức khỏe điện tử.
Tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 612 ca mắc sốt xuất huyết và 10 ca sởi. Đây là số ca bệnh ghi nhận trong một tuần cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Luật Bảo hiểm Y tế có hiệu lực cách đây 15 năm, nhiều quy định đã không còn phù hợp với thực tiễn, làm nảy sinh nhiều vướng mắc, bất cập đối với cả cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám, chữa bệnh.
Trong bối cảnh xã hội ngày càng già hóa, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đang trở thành một vấn đề cấp thiết, được cả xã hội quan tâm. Trong các bộ môn rèn luyện thể lực cho người cao tuổi thì Yoga không chỉ giúp cải thiện sức khỏe về thể chất mà còn mang lại lợi ích tích cực cho sức khỏe tinh thần.
Chiều 1/11, tại Bệnh viện Bạch Mai đã chính thức triển khai bệnh án điện tử ở tất cả các khoa, phòng ở bệnh viện.
0