VN-Index có phiên giảm điểm đầu tiên
Phiên giao dịch ngày 21/2, thị trường chịu áp lực bán khá mạnh từ đầu phiên trên diện rộng khiến chỉ số VN-Index có lúc giảm gần 8 điểm và duy trì sắc đỏ trong phần lớn thời giam giao dịch. Tuy nhiên, lực cầu vẫn có và mạnh trở lại trong những phút cuối phiên giao dịch giúp VN-Index rút chân về gần vùng tham chiếu.
Chỉ số VN-Index đóng cửa với 262 mã giảm điểm, 60 mã đứng giá, và 239 mã tăng điểm. Dòng tiềm tiếp tục có sự lan tỏa tốt ở nhóm cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ. Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 3 liên tiếp, tuy nhiên, khối lượng có thấp hơn so với 2 phiên trước đó. Về xu thế, khối này duy trì trạng thái mua ròng trong hầu hết thời gian của phiên giao dịch. Kết phiên, giá trị mua ròng đạt gần 30 tỷ đồng.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng với giá trị xấp xỉ 26 tỷ đồng. Tại chiều mua, tâm điểm mua ròng là cổ phiếu ngân hàng MSB với giá trị 481 tỷ đồng. Đây cũng là phiên thứ hai liên tiếp MSB được mua ròng mạnh nhất trên HOSE. Theo sau, STB, BID được mua ròng với giá trị 191 và 44 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cổ phiếu AAA và KDH cũng được mua ròng trên sàn HOSE lần lượt là 83 và 40 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 40 tỷ đồng. Tại chiều mua, cố phiếu IDC được mua ròng mạnh nhất với giá trị 8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, DHT xếp tiếp theo trong danh sách mua ròng mạnh trên HNX với 6 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng mua ròng TNG, DTD, LAS với giá trị không quá lớn.
Có thể thấy, thị trường có thể tiếp tục rung lắc khi đến vùng 1235 điểm. Hôm này, áp lực cung lớn có thời điểm kéo chỉ số giảm điểm về gần hỗ trợ 1220, nhưng một lần nữa lực cầu ở đây đã giúp chỉ số rút chân tương đối. Dòng tiền vẫn duy trì sự phân hóa mạnh giữa các nhóm ngành, khiến đà tăng bị chững lại. Việc kết thúc phiên vẫn giữ được mốc 1230 điểm cho thấy khả năng tăng điểm sẽ còn được duy trì. Những cổ phiếu trụ cần thời gian tích lũy sau đà tăng nhanh, dự kiến thị trường sẽ có xu hướng đi ngang và tích lũy. Khả năng thị trường vẫn có thể tiệm cận vùng kháng cự 1250 điểm trong các phiên giao dịch tới.
Dữ liệu của Cơ quan thống kê liên bang Rosstat cho thấy lạm phát ở Nga trong tháng 11 lên tới 1,43%, gần gấp đôi mức tháng 10.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
0