Vẹn nguyên hơi thở truyền thống tại làng nghề Hòe Thị

Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.

Như nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Nội, bao năm qua, tiếng đe, tiếng búa chan chát đã trở thành âm thanh quen thuộc gắn liền với nhịp sống của người dân làng Hòe Thị, quận Nam Từ Liêm mỗi ngày. 

Xưởng rèn của vợ chồng anh Cương, chị Lan Anh nằm ở đầu làng. Là gia đình đã có truyền thống làm nghề nhiều đời, vậy nên anh chị vẫn luôn cần mẫn tay đe, tay búa trước bễ lò rực lửa, để duy trì nghề từ thời các cụ để lại.

Anh Vũ Định Cương, người dân tại làng dao kéo Hoè Thị, quận Nam Từ Liêm chia sẻ: "Nghề này là 'cha truyền, con nối', nhà tôi ba đời theo nghề. Tôi cũng là người thực hiện các công đoạn từ đầu đến cuối mỗi ngày, để kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt nhất".

Chị Nguyễn Thị Lan Anh, vợ anh Cương cho hay, nghề này vất vả, nhất là đối với phụ nữ. Mùa hè thì nóng nực, lúc nào chị cũng phải bịt kín để đỡ khói bụi và vẩy sắt bắn vào người. Hai vợ chồng chị thường làm theo các mẫu của khách đặt, hằng ngày cố gắng hỗ trợ nhau tối đa trong công việc.

Đã từng là nghề truyền thống của làng nhưng vài năm nay, số hộ theo đuổi công việc này như gia đình anh Cương không còn nhiều. Đặc biệt là với những người phụ nữ làm nghề như chị Lan Anh sẽ gặp không ít khó khăn. Nhưng để duy trì nguồn thu nhập chính cho gia đình, anh chị vẫn luôn phải cố gắng.

Gia đình ông Nguyễn Thắng cũng có nghề làm dao kéo từ nhiều đời. Hàng nhà ông làm ra chủ yếu cũng cấp cho các mối buôn các vùng và khách nội đô. Dù vài năm nay, lượng khách sỉ có giảm đi nhưng ông vẫn duy trì công việc, phần để giữ gìn nghề của các cụ , phần có thêm đồng ra đồng vào.

Ông Nguyễn Thắng chia sẻ: "Tôi làm nghề này từ rất lâu rồi, là nghề ông cha truyền lại từ nhiều đời. Tôi vừa sản xuất kéo vừa nhận sửa chữa. Được tiếp xúc với nghề từ bé, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, tôi quyết định gắn bó với nghề - cũng là công việc mà mình yêu thích".

So với những sản phẩm làm hoàn toàn bằng thủ công trước đây, hiện tại sản phẩm của làng rèn Hòe Thị đã có sự hỗ trợ của máy móc nên cũng ngày càng đa dạng về chủng loại, đạt độ chính xác cao, mẫu mã cũng đẹp hơn trước.

Với những bà nội trợ, những con dao cán gỗ hay chiếc kéo được làm từ thép chắc chắn vẫn luôn là những vật dụng cần thiết trong căn bếp. Vậy nên cứ lâu lâu, nhiều khách hàng lại tìm qua nhà ông Thắng để mua dao, kéo phục vụ công việc bếp núc hàng ngày. Có những chiếc kéo của làng Hòe Thị cũng đã gắn bó với căn bếp của nhiều gia đình suốt những năm qua, hay hiện diện quen thuộc trong những cửa hàng may mặc, nhận sửa quần áo lân cận.

Dù có giá trị kinh tế không nhiều, làm dao kéo thủ công vất vả nhưng người dân làng Hòe Thị, quận Nam Từ Liêm vẫn giữ nghề. Giữa bao đổi thay của cuộc sống, người dân làng nghề Hòa Thị hôm nay vẫn luôn giữ tiếng đe, tiếng búa như hơi thở của làng nghề.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội trở lạnh trong những ngày cuối năm cũng là lúc người dân chuẩn bị cho lễ Giáng sinh và thời khắc chuyển giao giữa năm cũ - năm mới. Khắp đường phố, không khí Giáng sinh ngập tràn, đặc biệt là con phố Hàng Mã, nơi được mệnh danh là "thủ phủ" của đồ trang trí, đồ chơi lễ hội.

Bước ra từ cuộc chiến khốc liệt, hơn ai hết, những cựu chiến binh hiểu rõ giá trị của hòa bình cho Tổ quốc và giá trị của yên bình với mỗi người. Bình yên của người cựu chiến binh, chẳng cần to tát hay xa vời, chỉ là những buổi chiều đi bộ trên phố phường tấp nập, nhìn nắng nhạt xuyên qua những tán cây.

Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.

Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.

Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.

Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.