Vẹn nguyên ký ức ngày Độc lập đầu tiên

Trong tiết trời thu, ký ức của ngày Độc lập 2/9 như ùa về với những người đã sống trong khí thế hào hùng của dân tộc cách đây 78 năm.

Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, song với bà Phạm Thị Hiền, nguyên là thành viên đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu, ký ức của ngày đọc bản Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 trên quảng trường Ba Đình lịch sử vẫn vẹn nguyên.

Tham gia đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu từ rất sớm, khi mới chỉ là một cô thiếu nữ, nhưng tinh thần giác ngộ cách mạng  vì độc lập dân tộc của bà cũng như những người đồng đội luôn rực cháy.

"Hình ảnh của Bác đi lại trên lễ đài trước khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9, tôi không thể quên được. Bác ân cần vẫy tay chào nhân dân. Khi Bác nói, cả quảng trường im lặng trật tự, lắng nghe từng lời của Người. Khi Bác kết thúc, cả quảng trường vang dậy tiếng hò reo", Bà Phạm Thị Hiền nhớ lại.

Bà Phạm Thị Hiền - Cựu thành viên đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu

Tháng 8 năm 1944, trước yêu cầu của cách mạng và dưới sự lãnh đạo của Đảng, tại nhà số 46 Bát Đàn, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), một tổ chức quần chúng của thanh niên Hà Nội trực thuộc mặt trận Việt Minh đã ra đời, mang tên đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu.

Với khoảng 60 thành viên hoạt động công khai, đoàn tuyên truyền về tổ chức Việt Minh ở những nơi công cộng như chợ, trường học, rạp chiếu bóng, xí nghiệp… bằng nhiều hình thức nhằm tuyên truyền đến đông đảo nhân dân về Đảng, Bác Hồ và về cách mạng Việt Nam.

Đặc biệt trong ba ngày 17, 18 và 19/8/1945, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội, đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ, phá được cuộc mít-tinh do Tổng Hội viên chức tổ chức ủng hộ Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, và đã làm nòng cốt cho lực lượng toàn dân Hà Nội đấu tranh giành chính quyền. Những thành tích to lớn của các bác đã góp phần vào thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

"Khi đó, chúng tôi với vai trò là những thành viên đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu làm nhiệm vụ giữ trật tự, vừa lắng nghe lời Bác, vừa thực hiện nhiệm vụ. Khó tả lắm, cái cảm xúc có lẽ cả đời người chỉ có một và với ai đã từng có mặt tại quảng trường Ba Đình ngày Độc lập đầu tiên năm 1945, đó là một niềm tự hào, vinh dự của một đời người", bà Hiền xúc động nói.

Đã 94 tuổi, hai người con trai đã anh dũng ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, song với bà Phạm Thị Hiền, hình ảnh ngày Độc lập đầu tiên của dân tộc, của phong trào đấu tranh Cách mạng sôi sục của Thủ đô Hà Nội cách đây 78 năm vẫn luôn sống mãi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với mục tiêu khắc phục hạn chế của mô hình truyền thống, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, Hà Nội đã và đang đẩy mạnh việc sắp xếp, tái cấu trúc bộ phận một cửa.

UBND thành phố thống nhất chủ trương triển khai ngay trong giai đoạn 2025 – 2030 bằng nguồn vốn đầu tư công các cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi.

Một trong những góc quan sát thú vị về quá trình đô thị hóa của Hà Nội chính là ngắm nhìn đường chân trời của đô thị từ nhiều hướng, ở đó chúng ta sẽ thấy sự thay đổi của Hà Nội, những biến đổi về quy hoạch kiến trúc cao tầng của Thủ đô.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.

Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhiều hoạt động tri ân các anh hùng liệt sỹ, chăm sóc thân nhân người có công với cách mạng đã được lực lượng cựu chiến binh Thủ đô nhân rộng.

Tại Liên hoan “Người con hiếu thảo” lần thứ II năm 2024, Thành đoàn - Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội đã tuyên dương 68 gương thanh thiếu nhi Thủ đô tiêu biểu về lòng hiếu thảo, lối sống tốt đẹp, trách nhiệm, có sức lan tỏa trong cộng đồng và xã hội.