Vợ chồng Trương Mỹ Lan bất ngờ được gặp mặt tại tòa
Trong quá trình xét xử, hai vợ chồng bị cáo Lan được chia ra ngồi phòng riêng nên chỉ có thể nhìn thấy nhau qua màn hình. Tại phiên phúc thẩm lần này, luật sư Phan Trung Hoài đã có đơn đề nghị HĐXX cho bà Trương Mỹ Lan và ông Chu Lập Cơ tiếp xúc với nhau. Sau khi xem xét, HĐXX chấp nhận đề nghị của luật sư. Ngay khi được sự đồng ý của tòa, ông Chu Lập Cơ nhanh chóng tiến về phía vợ, cả hai ôm chầm lấy nhau.
Ngày 5/11, phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi. Trả lời câu hỏi của VKS về việc ngoài xin giảm nhẹ hình phạt, bị cáo có kháng cáo thêm gì không, bị cáo Trương Mỹ Lan không trình bày vào trọng tâm mà nói lan man: “Bị cáo chưa bao giờ cần tiền sử dụng cho cá nhân, chỉ có ngân hàng SCB cần tiền. Mong HĐXX nhìn nhận những việc xảy ra, bị cáo xứng đáng bị tội gì thì HĐXX xem xét. Bị cáo rất bức xúc, tòa sơ thẩm quy kết bị cáo tham ô trăm tỷ, nghìn tỷ. Bị cáo không làm nên bị cáo không nhận. Bị cáo không điều hành, không tham gia vào hoạt động của SCB. Mong HĐXX xem xét giảm nhẹ cho bị cáo”.
Trước lời trình bày của bị cáo Lan, đại diện VKS đã nhắc nhở: “Bị cáo có hành vi vi phạm nào đều có căn cứ theo quy định của pháp luật chứ không phải tòa muốn xử cho bị cáo tội danh nào là xử tội đó”.
Khi được VKS hỏi thừa nhận tội danh nào, bà Lan cho rằng mình chỉ biết đầu tư, hiểu biết pháp luật hạn chế, còn hành vi phạm vào tội gì thì xin tòa xem xét. Đồng thời, bị cáo nói tin tưởng, tôn trọng vào phán quyết của HĐXX.
Trả lời câu hỏi của đại diện VKS, bà Lan khai nhận hết trách nhiệm dù một mực cho rằng không trực tiếp điều hành hoạt động SCB. Lý giải về việc làm trên, bà chủ Vạn Thịnh Phát nói khi thấy các bị cáo khác trong vụ án bị bắt, nên bà không thể đứng ngoài cuộc, phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Bà Lan xin HĐXX giải tỏa kê biên tòa nhà Times Square. Theo bị cáo, đây là tâm huyết cả đời của ông Chu Lập Cơ (chồng bà). Đồng thời, bà nói sẽ dùng khu dự án 6A tại huyện Bình Chánh hoán đổi tòa nhà trên để đảm bảo quá trình thi hành án. Tiếp đó, bà Lan nói bản thân đã gần 70 tuổi, hiện sức khỏe không tốt, xin HĐXX xem xét khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt cho mình cùng các đồng phạm trong vụ án.
Cũng trong buổi làm việc sáng nay, đại diện VKS thẩm vấn bị cáo Dương Tấn Trước (41 tuổi, Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tường Việt).
Hồ sơ vụ án thể hiện, bị cáo Trước đã giúp sức cho bà Lan chiếm đoạt số tiền 4.752 tỷ đồng và gây thiệt hại 605 tỷ đồng. "Phi vụ" thành công, người đàn ông này được bà Lan cho hàng nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, ông Trước còn nhận của bà Lan số tiền hơn 2.697 tỷ đồng. Trong số này, ông ta đã đưa lại bà Lan 492,5 tỷ đồng (thông qua Trương Huệ Vân), đến nay còn hơn 2.204 tỷ đồng. Trả lời xét hỏi của đại diện VKS, bị cáo Dương Tấn Trước không kêu oan, chỉ xin giảm nhẹ hình phạt. Về tình tiết giảm nhẹ mới, bị cáo Trước cho biết, gia đình đã khắc phục thêm 53 tỷ đồng.
Theo lời khai của bị cáo Trước, sau khi bị khởi tố đã trả lại cho Ngân hàng SCB hơn 813 tỷ đồng và trong quá trình điều tra, bị cáo tự nguyện nộp toàn bộ sổ tiết kiệm, đủ dùng để bồi hoàn lại số tiền hơn 2.200 tỷ mà bản án sơ thẩm tuyên bị cáo phải trả lại cho bị cáo Trương Mỹ Lan. Bản án sơ thẩm ghi nhận bị cáo Dương Tấn Trước tự nguyện nộp 2.204 tỷ đồng đã nhận từ bà Trương Mỹ Lan. Số tiền trên sẽ được khấu trừ vào nghĩa vụ của bà chủ Vạn Thịnh Phát trong toàn bộ vụ án.
Bên cạnh đó, HĐXX xác định, có nhiều cá nhân đã nhận hơn 56 tỷ đồng của ông Trước nên phải có nghĩa vụ bồi hoàn. Số tiền trên sẽ được khấu trừ vào nghĩa vụ của bị cáo này trong vụ án.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng nay, 27/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội biểu quyết thông qua các nội dung: Luật Phòng không nhân dân, Luật Công đoàn (sửa đổi) và Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.
Sáng 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội để nghe báo cáo kết quả về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của thành phố năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025 - 2030.
Sáng 27/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương, cho rằng cần có quy định bắt buộc về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Sáng 27/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Góp ý vào dự án Luật, đại biểu Điểu Huỳnh Sang - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng từ 60% lên 75% mức tiền lương bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp để phù hợp với thực tiễn của cuộc sống hiện nay.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có rất nhiều kho xưởng nằm gần các khu dân cư, diện tích hàng trăm, thậm chí hàng nghìn mét vuông, nếu không may xảy ra hỏa hoạn sẽ gây cháy lớn, cháy lan, nhất là đối với các cơ sở liền kề, khu dân cư xung quanh.
Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS) vừa bầu chọn 74 viện sĩ mới, nâng tổng số thành viên của viện này lên 1.444 người.
0