Võ Hạ Trâm đưa ‘Hoa cỏ mùa xuân’ sang đất Ấn
Bản phối “Hoa Cỏ Mùa Xuân” dành cho Võ Hạ Trâm đã được nghiên cứu kỹ để tạo ra sản phẩm âm nhạc vừa là sự giao thoa giữa hai nền văn hoá Việt - Ấn, vừa là dịp để nữ ca sĩ khéo léo khoe kỹ thuật thanh nhạc.
Để bài hát đậm chất Ấn, giọng hát điêu luyện của nữ ca sĩ đã được Duy Trần (cũng là tác giả của bản phối Về Với Em) kết hợp cùng đàn Esraj và sáo Bansuri của Ấn Độ, tạo nên đoạn “hook” bắt tai ở phần dạo đầu, giang tấu cũng như kết bài. Phần điệp khúc cuối đã được đẩy lên tone 2 lần để nữ giảng viên thanh nhạc thể hiện hết khả năng, kỹ thuật belting đỉnh cao.
Mong muốn kết hợp hai nền văn hoá Việt - Ấn của Võ Hạ Trâm không chỉ được thể hiện qua phần âm nhạc mà còn qua hình ảnh trong MV “Hoa Cỏ Mùa Xuân”. Sự lồng ghép, xen kẽ hai trang phục truyền thống của hai quốc gia là áo dài Việt Nam và saree Ấn Độ đã cho thấy tình yêu chồng của Võ Hạ Trâm được nâng tầm lớn hơn, trở thành tình yêu hai dân tộc, hai nền văn hoá khác nhau.
“Hoa Cỏ Mùa Xuân” được đầu tư công phu với sự góp mặt của 50 diễn viên Ấn và được quay tại 10 địa điểm nổi tiếng trên khắp Ấn Độ, hầu hết lấy những đại cảnh ngoài trời để giới thiệu những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của vùng Rajasthan như bến thuyền cổ Gangor Ghat ở thành phố Udaipur; giếng cổ Toor Ji Ka Jhalra Baori, thành phố du lịch Blue City,...
MV lấy bối cảnh chính tại một ngôi chợ truyền thống, lột tả được nét bình dị xứ Ấn nhưng vẫn đẹp ngỡ ngàng: đó là cuộc sống đời thường của đất nước Ấn Độ, từ nếp sinh hoạt của người dân trên sông Hằng đến cô gái gánh nước ở giếng cổ Toor Ji Ka Jhalra Baori; hay từ một nàng “dâu Ấn” dân dã đến một nàng “công chúa” lộng lẫy hưởng thụ trà chiều tại dinh thự đẳng cấp.
Đặc biệt, ngoài tài trợ cho dự án của vợ, ông xã Vikas còn tham gia đóng vai “nam chính” trong MV lần này. Nhiều khán giả hi vọng, “Hoa Cỏ Mùa Xuân” sẽ đủ sức công phá mọi bảng xếp hạng âm nhạc và sân khấu sắp tới. Đồng thời sẽ được “người người nhà nhà” bật liên tục trong không khí vui tươi của năm mới với giọng ca khỏe khoắn, đậm cá tính của nàng “dâu Ấn” Võ Hạ Trâm.
Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.
Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.
0