Vốn FDI Nhật Bản đổ vào Hà Nội nhiều nhất nước

60% vốn FDI đăng ký đầu tư vào Hà Nội thuộc các dự án của Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sản xuất linh kiện điện, điện tử, cơ khí, chế tạo.

Hà Nội có 10 khu công nghiệp, thu hút trên 700 dự án đầu tư với 302 dự án FDI, số vốn đăng ký khoảng 6,7 tỷ USD, trong đó, các dự án có vốn đầu tư Nhật Bản trên 4 tỷ USD.

Ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội, cho biết: “Tại Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản có các văn phòng tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với tổng số 2.000 thành viên trên toàn quốc - cao nhất trong ASEAN. Là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, sự ổn định chính trị và rất nhiều thành phố có tiềm năng phát triển kinh tế, bởi vậy, nhiều  doanh nghiệp Nhật Bản đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư".

Các dự án có vốn đầu tư Nhật Bản chiếm khoảng 60% tổng vốn đăng ký đầu tư tại Hà Nội.

Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản cùng với các đối tác Việt Nam đang thực hiện dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến gần 4,2 tỉ USD, trên tổng diện tích gần 272 ha tại các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ, huyện Đông Anh.

Ông Honda Yukihito, Tổng giám đốc điều hành cấp cao toàn cầu Tập đoàn Sumitomo, chia sẻ: "Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội được định vị là một dự án rất quan trọng đối với Tập đoàn Sumitomo. Chúng tôi hy vọng sẽ hiện thực hóa một trung tâm đô thị đẳng cấp quốc tế dẫn đường cho kỷ nguyên mới của khu vực ASEAN".

Việt Nam là quốc gia được các doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên thứ hai.

Theo khảo sát từ tổ chức xúc tiến Nhật Bản, Việt Nam là quốc gia được các doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên thứ hai trong việc mở rộng kinh doanh, sau Mỹ. Hiện có tới 66% doanh nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội bày tỏ ý định tiếp tục mở rộng đầu tư.

Tuy nhiên, để thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam, cần có thêm các cơ chế ưu đãi. Theo ông Takeo Nakajima“Cơ hội kinh doanh và tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và các chính sách ưu tiên là những yếu tố mà các doanh nghiệp FDI chất lượng cao quan tâm. Khi các doanh nghiệp chất lượng cao đầu tư vào, cơ sở hạ tầng cần đáp ứng cho họ sản xuất, đó là đường xá, đó là cơ sở hạ tầng xanh, có nguồn năng lượng sạch và các yếu tố đảm bảo cho họ phát triển xanh, giảm chi phí về thuế, mặt bằng".

Nhật Bản là một trong những đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam, với nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cơ sở hạ tầng, công nghệ, sản xuất, và dịch vụ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 10/2024 của Việt Nam ước đạt 5,91 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng của năm 2024 đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Sau ảnh hưởng của bão số 3, ngành sản xuất Việt Nam phục hồi vào tháng 10/2024, khi cả sản lượng và đơn đặt hàng mới đều tăng. Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI do S&P Global công bố đạt 51,2 điểm, tăng từ mức 47,3 điểm của tháng 9.

Nhiều ý kiến lo ngại rằng, mức tăng giá điện 4,8% vừa qua có thể ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% mà Quốc hội đặt ra cho cả năm nay. Tuy nhiên, chuyên gia đã khẳng định, mức tăng giá này chưa thể ảnh hưởng tới kiểm soát lạm phát.

Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

Cục Thuế tỉnh Hòa Bình vừa công khai danh sách 327 người nộp thuế nợ hơn 2.272 tỷ đồng tính đến ngày 30/9/2024, trong đó có 322 doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất, 1 trường học và 4 cá nhân. Nguyên nhân công khai là do nợ thuế quá hạn 90 ngày nhưng không tự nguyện nộp.

Giá vàng thế giới giảm trong phiên giao dịch ngày 1/11 do áp lực từ đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ tăng. Tuy nhiên, số liệu tăng trưởng việc làm yếu từ nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến các nhà phân tích tăng dự đoán về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất, qua đó hạn chế đà giảm của vàng.