Vốn hóa HOSE mất hơn 10 tỷ USD
Các nhóm ảnh hưởng chính vào xu hướng giảm của thị trường gồm ngân hàng, bất động sản, bán lẻ, hóa chất, dịch vụ tài chính, thực phẩm, thép… Ngược lại, vận tải, dịch vụ và du lịch là số ít lĩnh vực hỗ trợ cho chỉ số chung.
Top 10 cổ phiếu kéo giảm thị trường nhiều nhất gồm 5 mã ngành ngân hàng BID, CTG, VPB, TCB, MBB và các bluechip VHM, GVR, MSN, MWG, VNM. Trong đó, riêng mã BID khiến chỉ số giảm tới 8 điểm.
Tâm lý nhà đầu tư quay lại trạng thái tiêu cực khi VN-Index một lần nữa quay đầu khi gặp vùng kháng cự mạnh 1.300 điểm. Giao dịch trên thị trường trở nên kém sôi động, thanh khoản trên sàn HOSE không có phiên nào vượt 20.000 tỷ đồng, thậm chí có lúc về dưới 11.000 tỷ đồng (phiên 5/11). Trong khi đó, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 17.000 tỷ đồng.
Trái ngược với sự khởi sắc của nhiều chỉ số chứng khoán quốc tế, thị trường chứng khoán trong nước liên tục ghi nhận diễn biến rung lắc. Thanh khoản thấp đang là vấn đề đối với thị trường.
Việc giá vàng thế giới hồi phục đáng kể và vượt mốc 2.600 USD/ounce khiến cho giá vàng trong nước hôm nay, 19/11, đồng loạt tăng mạnh.
Tính trong một tháng, từ 19/10 đến nay, VN-Index đã giảm 5,32%, tương đương giảm hơn 68 điểm. Đồng thời, vốn hóa sàn HOSE đã giảm gần 270.000 tỷ đồng (khoảng 10,7 tỷ USD).
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã: EIB) vừa phát đi thông cáo chính thức bác bỏ thông tin ngân hàng này đang bị thanh tra trong hoạt động cấp tín dụng ngân hàng.
Sau chuỗi ngày giảm mạnh, giá vàng thế giới hôm nay, 19/11, đã tăng thêm hơn 50 USD. Vàng thế giới đi lên trong bối cảnh đà tăng của đồng USD chững lại, trong khi xung đột Nga - Ukraine tăng nhiệt.
Với tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, tập trung sản xuất những mô hình nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao đang là hướng đi của ngành nông nghiệp Thủ đô, nhằm mục tiêu vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sạch của người dân và mang lại không gian xanh cho đô thị.
0