Vốn hoá VinFast trở về vị trí khởi điểm

Phiên giao dịch 2/10, cổ phiếu VFS của VinFast xuống vùng đáy 11 - 12 USD/cổ phiếu. Điều này khiến vốn hóa của VinFast Auto đang ở mức 22,8 tỷ USD, gần ngang mức định giá ban đầu khi sáp nhập với Black Spade.

Mở cửa phiên giao dịch ngày 2/10 trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ (tối 2/10 giờ Việt Nam), cổ phiếu VinFast Auto (mã chứng khoán: VFS) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giảm phiên thứ 2 liên tiếp, xuống vùng đáy 9,8 USD/cổ phiếu. Thị giá này là mức thấp nhất kể từ khi lên sàn Nasdaq của Mỹ hôm 15/8.

Tối 15/8, VinFast đã rung chuông ra mắt trên Nasdaq Global Select Market, chính thức trở thành công ty niêm yết đại chúng có tầm vóc toàn cầu.

Với mức giá hiện tại, vốn hóa của VinFast Auto đang ở mức 22,8 tỷ USD, gần ngang mức định giá ban đầu khi sáp nhập với Black Spade. Mức vốn hóa này giảm 85% so với đỉnh cao nhất hồi cuối tháng 8.

Hiện tại, vốn hoá VinFast Auto xếp dưới hãng xe Tata Motors của Ấn Độ, đứng thứ 17 trong tổng số các hãng xe ô tô trên thế giới. Nếu chỉ tính các hãng xe điện, VinFast đứng vị trí thứ 4 sau Tesla (775 tỷ USD), BYD (92,6 tỷ USD) và Li Auto (35,6 tỷ USD).     

(Nguồn: Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong Đại hội đồng Cổ đông thường niên của Masan (mã chứng khoán là MSN), bên cạnh các báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, thông tin về sản phẩm mới sắp ra mắt của công ty thành viên Masan Consumer cũng thu hút sự chú ý của người tham dự. Đó là "cơm tự chín".

Hôm nay (25/4), tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Một trong những phát biểu đáng chú ý nhất tại sự kiện chính là việc, chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cho biết sẽ tài trợ thêm 1 tỉ USD cho VinFast trong thời gian tới.

Tính từ đầu năm đến nay, đồng Đô la Mỹ đã tăng khoảng 4,76%. Áp lực tỉ giá đang tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Công ty Cổ phần Bông Sen, doanh nghiệp liên quan đến sai phạm của Vạn Thịnh Phát, đang chậm trả 4.800 tỷ nợ gốc và hơn 1.060 tỷ lãi trái phiếu.

Chính phủ đã yêu cầu các ngân hàng công khai lãi suất cho vay bình quân. Đây được kỳ vọng là một trong những giải pháp để người dân, doanh nghiệp lựa chọn ngân hàng vay với lãi suất rẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng lãi suất cho vay bình quân cần phải sát với nhu cầu thực tế, chứ không chỉ là bình phong.

Trong báo cáo gửi Bộ Xây dựng về quản lý, giám sát việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản, Bộ Tài chính cho biết trong năm nay có 92 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, tổng nợ vay đáo hạn hơn 99.500 tỷ đồng.