Vòng quay luẩn quẩn: Khó mua khó bán nhà ở xã hội
Theo thống kê, kể từ khi triển khai chương trình 120.000 tỷ đồng của Chính Phủ để thúc đẩy mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội, với lãi suất thấp hơn 1,2 đến 1,5% lãi suất cho vay trung và dài hạn trên thị trường, hiện mới có hơn 20 dự án đủ điều kiện để vay. Tại sao mức độ giải ngân lại thấp như vậy? Trong khi nguồn vốn đã sẵn thì đâu là những vướng mắc cần tháo gỡ?
Từ đầu tháng 4, sau nhiều lần được Thủ tướng Chính Phủ chỉ đạo, hiện nay mới có 23 dự án đủ điều kiện để vay gói 120 nghìn tỷ. Nhưng 23 dự án đó chỉ có nhu cầu vay vốn là 13.300 tỷ đồng, một con số quá thấp.
Nhìn ngược lại cả hai gói hỗ trợ theo Nghị quyết 43 và Nghị quyết 11 trước đó hiện đang giải ngân rất thấp, tương ứng với 1% và hơn 34%. Điều cần lưu ý là đối tượng và thời gian của ba gói tín dụng này đều kết thúc vào cuối năm 2023.
Vấn đề đặt ra: Hai gói tín dụng trước còn chưa hấp thụ hết thì liệu gói 120 nghìn tỷ đồng có khả thi không, khi mà các điều kiện cho vay còn ngặt nghèo hơn? Lẽ ra đây sẽ là gói tín dụng hết sức được mong chờ, nhưng thực tế lại không như mong muốn. Nguyên nhân chính vì lãi suất vẫn ở mức quá cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp. Đã thế thời gian cho vay chỉ có 5 năm.
"Thu nhập của người dân Việt Nam nói chung so với giá bất động sản nó thấp hơn 20 lần. Thế thì người thuộc diện nhà ở xã hội thì còn thấp hơn rất là nhiều. Chính vì thế, rất nhiều nước trên thế giới cho mua trả góp 20-30 năm chứ không thể nào có chuyện như Việt Nam trong vòng 5 năm yêu cầu trả được.
Đây là việc chúng ta mới chỉ giải quyết được nhu cầu bức xúc cho những người ưu tú trong đối tượng thu nhập thấp thôi, chứ thực ra nói về lâu về dài, với thu nhập thực tế của người lao động TNT không thể có tiền mua được nổi”, ông Nguyễn Chí Thanh – PCT Hiệp hội BĐS Việt Nam lý giải.
Ở nhiều quốc gia, nhà ở xã hội là lĩnh vực được hỗ trợ rất lớn từ Chính Phủ, các Quỹ tiết kiệm nhà ở bắt buộc hoặc chính từ đóng góp hàng tháng của người lao động tích lũy lại.
Chiếu theo đó, với tình hình thiếu hụt nhà ở xã hội cấp bách như Việt Nam, lúc này cần sớm đề xuất bổ sung thêm các nguồn cho vay ưu đãi, với mức lãi suất có thể hạ thấp hơn nữa, chứ không thể trông chờ hay thúc ép các ngân hàng thương mại.
"Tôi cho rằng nếu chúng ta quá phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng trong bối cảnh chính sách tài chính tiền tệ thắt chặt như hiện nay thì rất khó để chúng ta kỳ vọng, bưởi dòng vốn trong nền kinh tế chỉ có giới hạn. Chúng ta sẽ đối mặt với nhiều rủi ro lạm phát cao nếu như chúng ta bơm tiền ra trong giai đoạn lạm phát tiềm ẩn", ông Đỗ Bảo Ngọc – Chuyên gia kinh tế cho biết.
Trrong khi chưa thể trông chờ nguồn cấp vốn vay ưu đãi nào khác, thì hiện câu hỏi lớn nhất khi triển khai gói 120 nghìn tỷ là làm thế nào để cải cách được các điều kiện cho vay vốn, bởi hiện quá ngặt nghèo.
Chủ đầu tư vay để xây nhà đã khó. Người mua cũng bị ràng buộc rất nhiều điều kiện để được cho vay, thế nên ngay cả các dự án đã hình thành quỹ nhà ở xã hội dồi dào để bán, thì người ký hợp đồng mua nhà cũng rất nhỏ giọt.
Cái vòng luẩn quẩn: Bên có nhà không bán được – bên cần nhà không vay mua được - dự án đình trệ khiến các chủ đầu tư chùn chân trong phát triển dự án mới - đang là một thực tế không có lời giải.
TIN LIÊN QUAN


Theo thống kê, đa số căn hộ tập thể đang được bán trên thị trường có mức giá trên 50 triệu đống/m2. Nguyên nhân khan hiếm đẩy giá nhà lên cao và sự khan hiếm này cũng góp phần đẩy giá cho căn hộ sơ cấp, phân khúc giá rẻ, bình dân bỗng lên cao tới bất thường. Thực tế khó tin rằng có những căn nhà tập thể giá tương đương với chung cư cao cấp
Giá chung cư tăng 73% so với cùng phân khúc năm 2019. Nếu cách đây 5 năm, cùng một căn hộ 100m2 loại tốt, ta chỉ bỏ ra chưa tới 1 tỷ rưỡi, thì giờ sẽ phải mất 5 tỷ đồng!
Nhu cầu về nhà ở xã hội hiện nay là rất lớn. Do vậy, không chỉ đảm bảo về nguồn cung, Bộ Xây dựng cũng tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận mua được nhà khi nới tiêu chí cư trú, thu nhập trong dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi.
Tình trạng những căn chung cư cũ với tuổi đời vài chục năm, hay còn được gọi với cái tên nhà tập thể cũ, hiện đang được giao dịch trên thị trường với mức giá ngang ngửa chung cư cao cấp hiện đại. Tại sao lại tồn tại một thực trạng như vậy?
Quy định việc bán nhà cho người nước ngoài cần cụ thể hơn, thay vì gia tăng các rào cản. Sở dĩ như vậy là vì số lượng nhà ở được người nước ngoài mua tại Việt Nam, kể từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực, chỉ chiếm khoảng 0,53% tổng lượng nhà ở trong cả nước giai đoạn 2018-2022, tức là rất ít so với nhu cầu thực tế. Điều đó tỷ lệ nghịch với nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong nhiều năm qua.
0