Vụ giáo viên mắc COVID-19 bị trừ điểm thi đua: Bộ Giáo dục lên tiếng

(HanoiTV) - Theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, công tác thi đua khen thưởng phải mang tính động viên, khích lệ, nhất là trong giai đoạn khó khăn, khi giáo viên phải chịu nhiều vất vả, thiệt thòi vì COVID-19.

Tối 28/2, trao đổi về sự việc Trường Trung học Cơ sở thị trấn Văn Điển (Thanh Trì, Hà Nội) trừ điểm thi đua của một số giáo viên mắc COVID-19 không thể đến trường dạy học trực tiếp, ông Trịnh Xuân Hiếu, Vụ trưởng Vụ Thi đua-Khen thưởng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng làm công tác thi đua mà không linh hoạt điều chỉnh theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể là cứng nhắc, máy móc.

Về nguyên tắc, công tác thi đua khen thưởng phải mang tính động viên, khích lệ, nhất là trong giai đoạn khó khăn, khi các giáo viên phải chịu nhiều vất vả, thiệt thòi vì COVID-19 trong thời gian vừa qua.

Ông Trịnh Xuân Hiếu chia sẻ nhà trường đã nhận ra cách đánh giá thi đua như vậy là cứng nhắc, không phù hợp và sẽ có sự điều chỉnh.

Qua đây, các nhà trường trên cả nước khi tổ chức đánh giá thi đua cũng cần xem xét, bám sát vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế; lấy tinh thần động viên, khích lệ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục làm tiêu chí hàng đầu, làm sao để công tác thi đua tạo ra động lực thiết thực, khuyến khích các thầy cô giáo tích cực cống hiến hơn nữa, nhất là trong thời điểm toàn ngành giáo dục đang nỗ lực để vừa thích ứng an toàn trong dạy và học, vừa đảm bảo mục tiêu chất lượng giáo dục như hiện nay.

Trước đó, một số giáo viên Trường Trung học Cơ sở thị trấn Văn Điển phản ánh tại cuộc họp Hội đồng nhà trường chiều 26/2, Chủ tịch Công đoàn trường đã công bố về việc trừ thi đua đối với các trường hợp giáo viên là F0 nghỉ dạy hoặc nghỉ dạy trực tiếp nhưng vẫn dạy trực tuyến. Giáo viên nào mắc bệnh mà vẫn dạy trực tuyến sẽ bị trừ ít điểm, nghỉ hẳn sẽ bị trừ nhiều vào điểm thi đua cuối năm.

Thông tin này đã gây bức xúc đối với các giáo viên của nhà trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ còn hơn một tháng nữa, các em học sinh lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Đây là kỳ thi quan trọng vì nhiều trường Đại học vẫn tiếp tục sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển. Vì thế, các sĩ tử lớp 12 đang dồn toàn sức lực và thời gian cho tháng cuối mang tính chất quyết định.

Năm nay, kỳ tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập của Thành phố Hà Nội lần đầu tiên sẽ áp dụng quy chế thi mới.

Hơn 600 học sinh mầm non trên toàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa tranh tài tính nhẩm toán tại cuộc thi “Trí tuệ siêu Việt”. Đây là cuộc thi tính nhẩm toán học dành cho lứa tuổi mầm non, giúp các em dễ dàng tiếp cận được với các con số, tăng khả năng tính nhẩm.

Chiều 17/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tọa đàm với các cơ quan báo chí về dự thảo Luật Nhà giáo. Dự thảo gồm 5 chính sách cơ bản, nhằm kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển đội ngũ nhà giáo; tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác và trách nhiệm với nghề.

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo đang tác động đến hoạt động đào tạo của các trường Đại học. Đổi mới sáng tạo được khẳng định trở thành yếu tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của các trường Đại học hiện nay.

Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm đề thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024 chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp, tuyệt đối an toàn, chính xác. Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Chỉ thị 15 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.