Vũ khí của NATO bị bỏ lại ở Avdeevka

Ngày 24/2, Bộ Quốc phòng Nga công bố, quân đội Nga đã thu giữ vũ khí và đạn dược, cũng như các thiết bị đầu cuối Starlink do NATO sản xuất tại nhà máy hóa chất và than cốc Avdeevka. Nhà máy hóa chất và than cốc Avdeevka là trụ cột của hệ thống phòng thủ Ukraine sau khi cuộc xung đột bắt đầu vào tháng 2/2022.

Bộ Quốc Phòng Nga cho biết, khi tiến hành kiểm tra các xưởng của nhà máy, quân đội Nga đã phát hiện các trạm điều khiển máy bay không người lái bị bỏ hoang với thiết bị đầu cuối Starlink, hàng chục súng phóng lựu chống tăng, đạn dược, lựu đạn cầm tay, vũ khí tự động và lương khô do NATO sản xuất.

“Tất cả đã được binh lính Ukraine bỏ lại khi họ chạy trốn khỏi nhà máy trước các đợt tấn công dữ dội của quân đội Nga”, theo Bộ Quốc Phòng Nga.

Binh sỹ Nga ở Avdeevka

Đoạn video được Bộ Quốc phòng Nga chia sẻ cho thấy cảnh binh lính Nga phát hiện trong nhà máy hóa chất bị hư hại nặng có một chiếc thùng chứa đầy đạn pháo dành cho súng phóng lựu và một hộp kim loại chứa đầy đạn 12.7 với dòng chữ 'Ministero della Difesa', ám chỉ chúng có nguồn gốc từ Italia. Ngoài ra, họ còn kiểm tra hộp thiết bị liên lạc và đài tiếp âm.

Ukraine đã sử dụng thiết bị đầu cuối Starlink do công ty SpaceX của Elon Musk sản xuất kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu xảy ra, để phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự, nhằm duy trì liên lạc giữa các đơn vị, điều khiển máy bay không người lái và hỏa lực pháo binh.

Tuy nhiên, vào tháng 9, Elon Musk đã làm Kiev nổi giận sau khi ông từ chối yêu cầu sử dụng Starlink để hỗ trợ tấn công vào hạm đội Nga ở Bán đảo Crimea, giải thích rằng ông không muốn SpaceX “tham gia vào chiến tranh và xung đột ngày càng leo thang”.

Quân đội Nga đã chiếm được cả Avdeevka và nhà máy hóa chất ở phía bắc thành phố vào cuối tuần trước. Nga cho biết việc binh lính Ukraine tháo chạy hỗn loạn, trong đó có hơn 1.500 binh sĩ Ukraine thiệt mạng.

Nhà máy Avdeevka, dưới sự kiểm soát của Ukraine từ năm 2014, thường được Ukraine sử dụng để pháo kích thành phố Donetsk cách đó 10 km, khiến nhiều người dân thương vong. Cộng hòa Nhân dân Donetsk, cùng với ba vùng lãnh thổ cũ khác của Ukraine, đã bỏ phiếu để sáp nhập vào Nga từ năm 2022.

hinh anh tac gia

hienthao.nguyen@daihanoi.vn

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 5/9, Chính phủ Hà Lan công bố nước này sẽ tăng thêm chi tiêu quốc phòng lên tới hàng tỷ euro, đầu tư vào xe tăng, máy bay chiến đấu và khinh hạm để củng cố năng lực ứng phó trước những thách thức mới.

Quân đội Đức đã đưa hệ thống phòng không Iris-T đầu tiên vào sử dụng trên lãnh thổ nước này sau khi chuyển giao một số hệ thống cho Ukraine.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đến thăm một căn cứ quân sự ở miền Bắc. Tại đây ông tuyên bố Đức sẽ không cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine.

Mỹ đang cân nhắc cung cấp tên lửa hành trình JASSM AGM-158 cho Ukraine, một động thái được kỳ vọng sẽ xoay chuyển cục diện chiến trường khi Ukraine đang thay đổi chiến thuật tấn công vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu Ukraine sở hữu loại tên lửa này?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã đệ đơn từ chức vào thời điểm tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tiến hành đợt cải tổ nội các lớn nhất nhằm ứng phó với chiến sự kéo dài.

Trang web Politico đưa tin rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Biden "sẵn sàng" cung cấp cho Ukraine tên lửa hành trình tàng hình phóng từ trên không Lockheed Martin AGM-158 JASSM và Lầu Năm Góc có thể đã tiến hành nâng cấp máy bay F-16 của Ukraine để có thể mang và bắn loại tên lửa này. Tên lửa cũng có thể được tích hợp vào các thiết kế máy bay chiến đấu Nga hiện có của Ukraine, giống như cách người ta đã làm với AGM-88 HARM và AASM Hammer.