Vụ Việt Á: Hàng triệu USD hối lộ về túi ai?

Cơ quan điều tra cáo buộc trong quá trình phạm tội, Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Việt Á, đã gây thiệt hại hơn 432 tỉ đồng, đưa hối lộ 3 triệu USD (tương đương hơn 68 tỉ đồng) và 4 tỉ đồng.

Theo kết luận điều tra, khi dịch COVID-19 bùng phát, Chính phủ và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) giao các đơn vị khoa học chủ động nghiên cứu chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Phan Quốc Việt - TGĐ Công ty Việt Á

Với mục đích để Công ty Việt Á được tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu kit test xét nghiệm, sau đó chiếm đoạt, biến test thành sản phẩm của công ty để sản xuất, tiêu thụ, Việt đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng Vụ KH-CN thuộc Bộ KH-CN) để Việt Á được Bộ KH-CN phê duyệt tham gia, phối hợp Học viện Quân y thực hiện đề tài.

Sau đó, Việt đề nghị Nguyễn Văn Trịnh (cán bộ Văn phòng Chính phủ), ông Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Y tế)... can thiệp, tác động, chỉ đạo Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế) để Việt Á được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, đăng ký lưu hành chính thức kit test xét nghiệm COVID-19.

Bộ kít xét nghiệm Covid-19 của Việt Á

Khi Việt Á sản xuất thương mại, bán 200.000 test xét nghiệm cho Bộ Y tế, Việt đã nâng khống cơ cấu đơn giá nhưng vẫn được Bộ Y tế chấp thuận, với giá 470.000 đồng/kit test nhưng không có bất cứ cơ sở nào để xác định mức giá trên.

Mặc dù có thanh kiểm tra và biết Công ty Việt Á thay đổi nguyên vật liệu sản xuất, song Bộ Y tế không có bất cứ động thái gì xử lý, dẫn đến Công ty Việt Á tiếp tục sử dụng mức giá trên, tạo mặt bằng giá để bán cho các đơn vị, địa phương.

Kết quả điều tra xác định trong các năm 2020, 2021, tổng doanh thu của Công ty Việt Á là hơn 4.247 tỉ đồng. Trong đó, Công ty Việt Á đã sản xuất tổng hơn 8,7 triệu kit test, đã tiêu thụ cho các đơn vị, cơ sở y tế là hơn 8,3 triệu kit test với tổng giá trị hơn 3.929 tỉ đồng (giá 470.000 đồng/kit). Trong đó, đã được thanh toán hơn 5.918.266 kit test xét nghiệm với tổng giá trị 2.257 tỉ đồng.

Cơ quan điều tra cáo buộc trong quá trình phạm tội Phan Quốc Việt đã gây thiệt hại hơn 432 tỉ đồng, đưa hối lộ với tổng số tiền là 3 triệu USD (tương đương hơn 68 tỉ đồng) và 4 tỉ đồng tiền mặt.

Ông Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh

Trong đó, Phan Quốc Việt đã đưa hối lộ Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Y tế) 2,25 triệu USD; Nguyễn Huỳnh (thư ký của ông Long) 4 tỉ đồng; Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế Bộ Y tế) 300.000 USD; Trịnh Thanh Hùng (cựu vụ phó Vụ KH-CN) 350.000 USD; Nguyễn Nam Liên (cựu vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế) 100.000 USD.

Bên cạnh đó, Việt còn chi tiền "cảm ơn" cho ông Nguyễn Văn Trịnh (cán bộ Văn phòng Chính phủ) 200.000 USD; Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng KH-CN) 200.000 USD; Phạm Công Trạc (cựu Thứ trưởng Bộ KH-CN) 50.000 USD./.

(Nguồn: Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.

Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.

Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 34/2024 quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất chủ trương, chốt thời gian triển khai đầu tư xây dựng 03 cầu lớn bắc qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030 là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.