Vựa lá dong lớn nhất Hà thành vào vụ Tết
Những ngày cuối năm lá dong phủ kín vườn, mướt xanh cả một vùng mơn mởn. Bức tranh về một vùng quê trù phú hiện ra vẹn nguyên với nét chân phương đậm chất của một ngôi làng Bắc Bộ.
Chẳng biết từ bao giờ, lá dong Tràng Cát đã trở thành thương hiệu, là niềm tự hào của người dân nơi đây suốt đời này qua đời khác. Tới nay, lá Dong của Tràng Cát được xuất bán khắp các tỉnh, thành phố và nhiều quốc gia trên thế giới. Dẫu không phải nguồn thu nhập chính nhưng lá dong dường như đã trở thành “linh hồn” của đất và người Tràng Cát.
Gia đình ông Nguyễn Kim Nhàn là một trong những hộ trồng lá dong lớn nhất ở Tràng Cát. Vườn lá dong của ông năm nào cận Tết cũng tất bật không hết việc.
Khác với trồng lúa, trồng màu, trồng lá dong không yêu cầu nông dân phải một nắng hai sương. Chỉ cần tưới nước, bón phân, làm cỏ, cắt lá sâu định kỳ thì cây sẽ đẹp và tươi tốt, ươm một lần có thể cho thu hoạch vài năm - ông Nhàn cho biết.
Đã có thời kỳ, nhiều hộ dân phá vườn dong chuyển sang trồng cam nhưng mấy năm trở lại đây, cây cam thoái hóa cho năng suất thấp, sâu bệnh hại nhiều, tốn công chăm sóc, người dân "quay lại" với lá dong và nhận thấy cây dong phù hợp chất đất và cho thu nhập ổn định hơn cả mà không tốn nhiều công chăm bón, có thể thu hoạch quanh năm. Chỉ cần tưới nước, bón phân, làm cỏ, cắt lá sâu định kỳ thì cây sẽ đẹp và tươi tốt, ươm một lần có thể cho thu hoạch vài năm.
Theo ông Nhàn, lịch sử làng Tràng Cát đến nay đã được gần 600 năm người dân trồng lá dong để phục vụ bà con gói bánh chưng Tết. Tràng Cát nằm trong vùng bãi bồi của sông Đáy, nơi đây có mạch nước ngầm tinh khiết chảy qua nên lá dong Tràng Cát vừa to, vừa đẹp, cây lại xanh mướt. Lá dong Tràng Cát được ưa chuộng bởi giống lá dong nếp, tàu lá dẻo mềm, dùng gói bánh chưng khi luộc lên cho màu xanh rờn, đẹp mắt và hương vị đặc trưng. Những địa phương khác xin giống về trồng nhưng lá nhỏ hơn, dài hơn, xanh đen hoặc cây dong không phát triển.
Ngoài gói bánh chưng, lá dong Tràng Cát còn được dùng gói bánh dày, làm giò, gói quà, gói xôi, vừa dễ gói hơn các loại lá khác, không rách, không làm biến mùi của từng loại bánh, lại đảm bảo an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường, khác hẳn với các loại túi nilong trước đây nhiều người bán hàng vẫn dùng để gói cho khách. Vì thế, không chỉ dịp Tết, lá dong Tràng Cát thịnh hành và đắt khách quanh năm, song để gói bánh chưng Tết thì vẫn cần chọn từ những lá đẹp nhất.
Giờ đây, chẳng còn nhiều gia đình giữ được nếp gói bánh chưng vào những ngày cận Tết như xưa nữa. Do nhịp sống bận rộn, người ta thường đặt mua từ các chợ, các hộ chuyên bán buôn các loại bánh. Ít còn thấy lá dong bày bán la liệt tại các phiên chợ Tết như thời cách đây chừng chục năm trước. Tuy thế, dù bất kể nhà bán buôn hay gia đình còn lưu nếp cũ, mỗi lần gói bánh đều chọn bằng được những tàu lá dong Tràng Cát vừa dẻo, vừa mềm, mang đến lớp áo xanh đẹp mượt mà, bắt mắt cho những chiếc bánh đậm hương vị Việt.
Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.
Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.
Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.
Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.
Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.
Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.
0