Vui buồn chuyện nhà vệ sinh công cộng | Hà Nội tin mỗi chiều

Một ly trà đá cho mùa hè hay một ly trà nóng cho mùa thu đông là thức uống quen thuộc với bất cứ ai sống ở Hà Nội. Sẽ không có gì đáng nói nếu như chúng ta ngồi uống nước ở vỉa hè nào đó chứ không phải tại vài điểm ở các nhà vệ sinh công cộng. Vì sao nhà vệ sinh công cộng lại thành quán nước như vậy?

Nhớ Hà Nội ngày trước, khi ấy nhà vệ sinh công cộng chưa nhiều như bây giờ. Khi ngồi trên xe bus hay vô tình đi trên đường, vẫn nhiều người thản nhiên tiểu bậy nơi công cộng. Họ hay đưa ra lý do là vì đây là chuyện không thể hoãn được hoặc không có chỗ nên thôi, nhắm mắt cho qua.

Thế nhưng, giờ thì khác. Từ năm 2016, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có chủ trương xây thêm 1.000 nhà vệ sinh công cộng, nhằm đáp ứng sự phát triển đô thị văn minh. Theo thông tin từ báo chí, đến nay, thành phố Hà Nội đã có hơn 400 nhà vệ sinh công cộng, chủ yếu tập trung ở những quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Đống Đa. Số lượng này rõ ràng là còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu đối với một đô thị có xấp xỉ 8,5 triệu dân như Thủ đô, tuy nhiên, có một thực tế, nhiều người vẫn e ngại khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, vậy nguyên nhân vì sao?

Có lẽ vì "cha chung không ai khóc", rất nhiều người thiếu ý thức sử dụng nhà vệ sinh công cộng nhưng vẫn tuỳ tiện, khiến người vào sau khó chịu. Giấy vứt tứ tung, vòi nước cong vẹo, thậm chí bị ai đó làm gãy. Vậy là thiện cảm của người dân với nhà vệ sinh công cộng giảm dần. Và rất có thể "ý thức kém" là nguyên nhân lớn khiến nhiều người e ngại với khu vực này.

Thứ hai, ở một số địa điểm, nhà vệ sinh công cộng lại bị khóa cửa. Bởi vậy, khi đi ngoài đường, nếu lỡ có nhu cầu thì người dân cũng đành bấm bụng chịu đựng; một số người thì cố vào quán cà phê hay trung tâm thương mại để xin đi nhờ.

Nhà vệ sinh tại các khu công cộng Hà Nội. Ảnh: Báo Giao thông.

Dạo gần đây, một vài tờ báo lại lên tiếng việc các nhà vệ sinh công cộng chẳng biết từ bao giờ, trở thành địa điểm kinh doanh, bán trà đá. Nhiều khách hàng vẫn uống trà đá vô tư. Vì sao lại vậy?

"Mình tạt vào đi vệ sinh, song tiện thì làm chén nước hút điếu thuốc, nghỉ ngơi một chút rồi đi làm tiếp" - anh Nguyễn Minh Đức, làm xe ôm công nghệ ở Thanh Trì đã bộc bạch.

Cũng như anh Đức, nhiều người khác khi được hỏi cũng có cùng một câu trả lời là tiện thì ngồi. Song có lẽ, mọi người không ý thức được đây không phải là sự tiện lợi mà là coi thường sức khỏe của chính bản thân.

Các hàng quán căng ô dù, bày bàn ghế để bán nước xung quanh nhà vệ sinh công cộng. Ảnh: Báo Tin tức/TTXVN.

Dù chỉ được xem là công trình phụ, nhưng thực tế nhà vệ sinh công cộng có vai trò hết sức quan trọng bởi công dụng đảm bảo vệ sinh môi trường và giữ mỹ quan sạch đẹp cho thành phố. Tại nhiều đô thị hiện đại trên thế giới, việc bố trí những công trình này sao cho dễ thấy, dễ tìm và thuận tiện với các tài xế đang tham gia giao thông, được các nhà quy hoạch đặc biệt quan tâm.

Nhà vệ sinh công cộng trong thành phố là một công trình thiết yếu trong quá trình đô thị hóa. Việc xây dựng nhà vệ sinh công cộng cũng thể hiện một điều rất nhân văn trong quan niệm về xây dựng đô thị, phát triển đô thị. Một đô thị quan tâm đến nhà vệ sinh công cộng cũng là quan tâm đến yêu cầu thiết yếu của con người, cũng như là một thành phố rất nhân văn và yêu con người -  Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội kiến trúc sư Hà Nội đã chia sẻ như vậy.

Theo các chuyên gia đô thị, việc nâng cao chất lượng, số lượng nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội là vấn đề cần quan tâm đúng mức. Nhưng về phía mỗi người, hãy nâng cao ý thức giữ gìn môi trường, giữ gìn không gian chung. Câu chuyện này không mới nhưng không thể không nhắc.

Hồi trước, khi đi học có một điểm đánh giá rèn luyện kỷ luật là không phá hoại của công. Nôm na có nghĩa là không vẽ bậy lên bàn ghế, làm hỏng đồ đạc chung. Nếu ai làm sai sẽ bị nêu tên trước cả lớp. Không lẽ giờ ở những nhà vệ sinh công cộng này, phải check var hay sao?

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sẽ có những lúc chúng ta cho người thân quen vay tiền mà không làm hợp đồng vay nợ, chỉ trao đổi miệng, hoặc qua các tin nhắn. Chính vì vậy, khi một bên không trả được hoặc không có ý định trả tiền thì bên cho vay thường rơi vào tình thế khó đòi được khoản tiền đã cho vay.

Công bố trailer V.League 2024/2025; CLB Al Nassr giành chiến thắng tối thiểu 1-0; Diễn biến vòng 1 giải quần vợt Basel 2024... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trong văn bản hợp đồng, các bên dùng tên gọi là hợp đồng lao động. Tuy nhiên, một số ít trường hợp các bên lại dùng tên gọi khác như: hợp đồng vụ việc, hợp đồng khoán việc, hợp đồng làm công… Các hợp đồng có tên gọi khác lạ này có được coi là loại hợp đồng lao động hay không?

Thông thường di chúc sẽ được lập thành văn bản, tuy nhiên luật pháp vẫn cho phép di chúc miệng trong một số trường hợp. Vậy khi nào di chúc miệng có hiệu lực?

Hợp đồng lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi giao kết và thực hiện hợp đồng lao động, các bên có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và theo thoả thuận giữa họ với nhau. Bên cạnh đó, để bảo vệ cho các bên, pháp luật quy định một số hành vi mà bên này không được thực hiện đối với bên kia.

Trong trường hợp nào tai nạn giao thông được tính là tai nạn lao động? Và khi nào người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động? Luật sư Phạm Thị Thu – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, giải đáp.