Vướng giải phóng mặt bằng, Công viên Gia Lâm chậm tiến độ
Gần 90.000 m² đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64 cho các hộ dân và một phần đất công đã được huyện đền bù hỗ trợ. Vướng mắc là phần tài sản trên đất như cây cối, hoa màu được ba hộ dân thuê lại của các hộ có đất để canh tác, các hộ chưa đồng thuận với phương án đền bù hỗ trợ của Nhà nước. Dự án Công viên Gia Lâm hiện mới chỉ có hơn 1/3 mặt bằng được bàn giao khiến cho tiến độ đang bị chậm.
Chỉ huy trưởng công trình thi công Công viên Gia Lâm Lê Trọng Huấn cho biết: “Nhà thầu kiến nghị chủ đầu tư sớm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để nhà thầu tập trung nhân lực, thiết bị thi công trong thời gian sớm nhất, đáp ứng tiến độ của chủ đầu tư”.
Dự án xây dựng công viên, vườn hoa, hồ nước có tổng diện tích gần 140.000 m². Đây là công trình công cộng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Để đảm bảo tiến độ của dự án, huyện Gia Lâm đang tiến hành đối thoại, tuyên truyền vận động và cũng tính đến phương án tổ chức thu hồi đất theo quy định.
Ông Nguyễn Văn Thuyết, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gia Lâm, cho hay: “Quyết định phê duyệt phương án đã tạo điều kiện tốt nhất đối với người dân. Nếu tiếp tục vận động tuyên truyền mà các hộ dân vẫn không đồng thuận thì UBND huyện sẽ xây dựng phương án cưỡng chế để giải tỏa mặt bằng, vì đây là dự án mang lại lợi ích cho người dân tại thị trấn Trâu Quỳ và địa bàn huyện”.
Quy hoạch đô thị và phát triển không gian công cộng là chìa khóa để gắn kết dân cư, phát triển kinh tế đô thị. Công viên Gia Lâm (Hà Nội) là một trong những công trình trọng điểm được huyện quyết liệt chỉ đạo triển khai nhằm góp phần hoàn thiện bộ mặt đô thị đảm bảo tiêu chí xây dựng huyện thành quận.
Thị trường bất động sản (BĐS) đồng thời có tác động ảnh hưởng đến 40 lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường khó đoán định, thường xuyên thay đổi với sự tham gia của nhiều đối tượng, thành phần.
Phát huy vai trò là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp và Nhà nước, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam góp phần khuyến nghị nhiều chính sách hướng tới phát triển thị trường lành mạnh và bền vững.
Để làm rõ hơn những bất cập và điểm nghẽn của thị trường bất động sản, Đài Hà Nội tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản (BĐS) trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham gia của nhiều lãnh đạo bộ, ngành liên quan, thành phố, các hiệp hội và chuyên gia. Sự kiện diễn ra vào 8h ngày 16/11/2024 (Thứ Bảy).
Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức từ các quy định pháp lý, chính sách tài khóa, đến điều kiện thị trường, Diễn đàn Bất động sản "Để thị trường Bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển" được tổ chức với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển theo hướng bền vững, minh bạch và lành mạnh.
Triển khai Công điện số 112 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 3766 yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, chống lãng phí, thất thoát.
Tỷ lệ lấp đầy gần 100%, không có nguồn cung mới trong khi nhu cầu thuê cao khiến mặt bằng bán lẻ ở trung tâm TP.HCM ngày càng khan hiếm.
0