Web Beta Cinema quá tải khi nhận chiếu “Đào, Phở và Piano”

Sau khi có thông tin Beta Cinema và Cinestar nhận chiếu rộng rãi “Đào, Phở và Piano” tại các cụm rạp của mình, số lượng khán giả truy cập và trang web của Beta Cinema để tìm kiếm đặt vé tăng đột biến khiến tình trạng quá tải tương tự rạp Chiếu phim quốc gia xảy ra.

Mới đây, sau khi thông báo nhận công chiếu phim lịch sử Việt đang hot rầm rộ " Đào, phở và piano" trang fanpage của Beta Cinema nhận được lượng tương tác lớn với gần bốn nghìn lượt thích và hơn một nghìn lượt bình luận cho thông báo công chiếu phim. Phần lớn khán giả quan tâm đến lịch chiếu tại các địa phương, cách thức mua vé online hoặc tải ứng dụng của rạp.

Tương tự, trang fanpage của Cinestar cũng nhận được hơn 2,7 nghìn lượt thích và hàng trăm bình luận về sự kiện công chiếu "Đào, Phở và Piano" tại các rạp của Cinestar.

Trong khi đó, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia đã thông báo chỉ bán vé trực tiếp tại quầy vé cho phim "Đào, Phở và Piano" từ tối ngày 20/2. Lý do cho việc này là do số lượng khách mua vé xem phim quá đông, làm cho hệ thống bán vé trực tuyến gặp sự cố.

Hệ thống trang web bán vé online của Beta Cinema bị quá tải

Quầy vé mở bán từ 8 giờ sáng đến 23 giờ 30 hàng ngày. Vì sự cố trên trang web, thông tin về doanh thu vé online của phim cũng không được cập nhật trên trang web doanh thu vé rạp Box Office Việt Nam. Trung tâm Chiếu phim Quốc gia cũng đã công bố bán vé cho tất cả các suất chiếu của phim "Đào, Phở và Piano" cho đến hết ngày 25/2.

Khán giả chờ đợi để được xem " Đào, phở và piano"

Phim "Đào, Phở và Piano" được đặt hàng bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và được Công ty Cổ phần Phim truyện 1 thực hiện với kinh phí khoảng 20 tỷ đồng. Phim đang trong giai đoạn thử nghiệm chiếu khai thác thương mại theo dự án của Bộ trong hai năm 2024 và 2025. Phim đã thu hút sự chú ý đặc biệt từ khán giả và trở thành hiện tượng với việc "cháy vé" liên tục khiến Trung tâm Chiếu phim Quốc gia phải liên tục tăng suất chiếu. Hiện nay, Beta Cinema và Cinestar cũng đã ký hợp đồng khai thác phim này với Cục Điện ảnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

“Ngày xưa có một chuyện tình” là tác phẩm tiếp nối cho “Vũ trụ văn học” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lên địa hạt điện ảnh. Ngay từ những suất chiếu sớm, nhiều nhà phê bình và giới truyền thông đã dành lời khen ngợi cho bộ phim và đánh giá cao đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh trong cách xây dựng nhân vật và kết nối họ với khán giả. Liệu "Ngày xưa có một chuyện tình" có thể gây sốt với công chúng trong thời gian tới?

Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững khai mạc tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia vào tối 30/10, thu hút sự chú ý của công chúng Thủ đô.

Diễn ra từ ngày 7 - 11/11, Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ giới thiệu các tác phẩm đặc sắc của các nền điện ảnh trên thế giới, 9 bộ phim đặc sắc về Hà Nội.

Bộ phim “Đóa hoa mong manh” của đạo diễn, nhà sản xuất Mai Thu Huyền đã chính thức được giới thiệu tới công chúng và cộng đồng người Việt Nam tại Vương quốc Anh.

Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững với chủ đề "Lên tiếng cho mai sau" sẽ chính thức diễn ra từ ngày 30/10 đến 3/11 tại Hà Nội.

Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF 2024) sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 11/11/2024 tại Hà Nội. Bộ phim duy nhất của điện ảnh Việt Nam tham gia tranh tài ở hạng mục "Phim dài" là phim điện ảnh “Ngày xưa có một chuyện tình” của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh. Tác phẩm điện ảnh này cũng đang nhận về nhiều lời khen từ khán giả và giới chuyên môn.