WHO cảnh báo số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo “năm 2024 là năm đầy thách thức” về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, Hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023 đánh dấu mức tăng 79% so với năm 2022.

Ngày 20/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc được ghi nhận trên toàn thế giới trong năm 2023, tăng 79% so với năm 2022.

Cố vấn kỹ thuật của WHO về bệnh sởi và rubella, bà Natasha Crowcroft cho biết tình hình bệnh sởi “vô cùng đáng lo ngại". Bà cũng nhấn mạnh các ca mắc bệnh sởi thường không được báo cáo đầy đủ và con số thực tế chắc chắn còn cao hơn nhiều.

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa bệnh sởi cho trẻ em tại Caracas, Venezuela. Ảnh: AFP/TTXVN

WHO đã lập mô hình các con số mỗi năm, và ước tính mới nhất cho thấy có 9,2 triệu ca mắc và 136.216 ca tử vong do bệnh sởi trong năm 2022, tăng 43% so với năm 2021. Mô hình như vậy vẫn chưa được thực hiện trong năm 2023. Phát biểu với báo giới, bà Crowcroft cho biết với số ca mắc sởi ngày càng tăng, như vậy, dự tính số ca tử vong cũng tăng trong năm 2023. Bà cũng cảnh báo “năm 2024 là năm đầy thách thức”. Theo bà, hơn một nửa số quốc gia trên toàn cầu hiện được cho là có nguy cơ cao bùng phát dịch sởi vào cuối năm nay. Và ước tính khoảng 142 triệu trẻ em có nguy cơ mắc bệnh.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu tấn công trẻ em. Các biến chứng nghiêm trọng nhất là mù lòa, sưng não, tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp nặng. Bà Crowcroft cho biết nguyên nhân chính dẫn đến số ca mắc tăng vọt là do "tỷ lệ tiêm chủng giảm". Ít nhất 95% trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, nhưng tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu đã giảm xuống còn 83%. Bà Crowcroft cho biết thêm, 92% trẻ em tử vong vì bệnh sởi sống chủ yếu ở các nước có thu nhập rất thấp./.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết người dân đi khám, chữa bệnh có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy song song với dùng căn cước công dân gắn chip, sử dụng tài khoản VNeID mức 2 và dùng ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số...

Bắt đầu từ ngày 1/8, bệnh viện Bạch Mai sẽ tăng giờ khám chữa bệnh đến 21h00 hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đăng ký qua app để chủ động đến khám chữa bệnh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM (HCDC) vừa cho biết, sau khi xảy ra trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu tại Nghệ An, người dân đi tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu ở TP. HCM có xu hướng gia tăng dẫn đến tình trạng hết vaccine.

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam vừa đào tạo chuyên môn ngành ngoại thần kinh - cột sống với chủ đề “Cấp cứu thần kinh - cột sống” dành cho bác sĩ và điều dưỡng các bệnh viện khu vực miền Bắc.

Trước thực trạng việc khám bệnh các ngày trong tuần thường quá tải bệnh nhân, một số bệnh viện đã và đang đổi mới công tác khám sức khỏe cho người dân vào các ngày cuối tuần nhưng vẫn được hưởng Bảo hiểm y tế (BHYT).