WHO lựa chọn Việt Nam chuyển giao công nghệ vaccine mRNA

Việt Nam là một trong các quốc gia được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lựa chọn chuyển giao công nghệ mRNA sản xuất vaccine. Việc ngành y tế làm chủ công nghệ vaccine góp phần đảm bảo an ninh vaccine, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt trong các đại dịch.

Tại buổi làm việc vào chiều 30/11 giữa Bộ Y tế và Bộ KH-CN, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học sức khỏe, các y bác sĩ trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học trong chẩn đoán, điều trị, sản xuất vaccine, thuốc, dược liệu.

Bộ Y tế và Bộ KH-CN khẳng định sẽ phối hợp hiệu quả hơn nữa trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học. Ảnh: Trần Minh

Trong chẩn đoán và điều trị, về cơ bản đã tiếp thu, làm chủ và triển khai đạt kết quả tương đương với các nước tiên tiến trên thế giới trong nhiều chuyên khoa, được ghi nhận qua các giải thưởng lớn trong nước, như các cụm công trình đoạt giải thưởng HCM; nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước bảo đảm cung ứng cho chương trình tiêm chủng mở rộng với 11/12 loại vaccine.

Việt Nam đã tiếp nhận và làm chủ được một số công nghệ nghiên cứu sản xuất các loại thuốc chữa bệnh có bản chất là protein và enzyme; phát hiện và ứng dụng các chỉ thị sinh học liên quan đến các bệnh ung thư và bệnh di truyền; đạt được một số kết quả ứng dụng công nghệ tế bào trong bảo tồn và phát triển các nguồn dược liệu quý hiếm.

Thông tin về tiếp cận công nghệ mới, GS - TS Nguyễn Đăng Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất và sinh phẩm y tế (Polyvac), Bộ Y tế cho biết, Việt Nam là một trong các quốc gia được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lựa chọn chuyển giao công nghệ mRNA sản xuất vaccine. Và Polyvac là đầu mối tiếp nhận công nghệ này. Trong tuần tới, đoàn chuyên gia của WHO sẽ đến Việt Nam, làm việc tại Polyvac để trao đổi về các vấn đề liên quan.

Việt Nam là nước đang phát triển nhưng đã có nhiều kinh nghiệm trong phát triển vắc xin trong nhiều thập kỷ qua. Hệ thống quản lý chất lượng vắc xin quốc gia (NRA) của Việt Nam cũng đã được WHO công nhận.

Ảnh minh họa

Công nghệ mRNA là công nghệ tiên tiến, cho phép cập nhật các biến chủng và sản xuất với số lượng lớn do đó không chỉ có ý nghĩa trong phòng chống đại dịch Covid-19 mà còn giúp chủ động ứng phó với các đại dịch khác trong tương lai.

Việc ngành y tế làm chủ công nghệ vaccine góp phần đảm bảo an ninh vaccine, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt trong các đại dịch. Bộ KH-CN và Bộ Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa trong phê duyệt, triển khai, ứng dụng các nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực y tế; đề xuất, tháo gỡ một số vướng mắc về  quy trình thủ tục phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học, từ đó giúp các nhà khoa học, các y bác sĩ thêm động lực tham gia các nghiên cứu, ứng dụng các thành quả nghiên cứu y khoa./.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết người dân đi khám, chữa bệnh có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy song song với dùng căn cước công dân gắn chip, sử dụng tài khoản VNeID mức 2 và dùng ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số...

Bắt đầu từ ngày 1/8, bệnh viện Bạch Mai sẽ tăng giờ khám chữa bệnh đến 21h00 hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đăng ký qua app để chủ động đến khám chữa bệnh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM (HCDC) vừa cho biết, sau khi xảy ra trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu tại Nghệ An, người dân đi tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu ở TP. HCM có xu hướng gia tăng dẫn đến tình trạng hết vaccine.

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam vừa đào tạo chuyên môn ngành ngoại thần kinh - cột sống với chủ đề “Cấp cứu thần kinh - cột sống” dành cho bác sĩ và điều dưỡng các bệnh viện khu vực miền Bắc.

Trước thực trạng việc khám bệnh các ngày trong tuần thường quá tải bệnh nhân, một số bệnh viện đã và đang đổi mới công tác khám sức khỏe cho người dân vào các ngày cuối tuần nhưng vẫn được hưởng Bảo hiểm y tế (BHYT).