WHO phân loại JN.1 của COVID-19 là 'biến thể được quan tâm'

Do mức độ lây lan của chủng JN.1 đang gia tăng nhanh chóng và có thể trốn tránh miễn dịch tốt hơn các phiên bản trước đó của virus SARS-CoV-2, nên Tổ chức Y tế thế giới đã phân loại biến thể phụ JN.1 thuộc dòng BA.2.86 của COVID-19 là “biến thể được quan tâm”.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại biến thể phụ JN.1 thuộc dòng BA.2.86 của virus SARS-CoV-2 là “biến thể được quan tâm”. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mức độ lây lan của JN.1 đang gia tăng nhanh chóng, song không gây ra nhiều mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng. WHO cũng cho biết, các loại vaccine hiện tại vẫn có tác dụng bảo vệ người bị lây nhiễm khỏi các biến chứng nặng và nguy cơ tử vong do JN.1 cũng như các biến thể đang lưu hành khác của virus SARS-CoV-2 gây ra.

Một số quốc gia ở châu Âu trong đó có Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp và Hà Lan đã ghi nhận xu hướng gia tăng theo cấp số nhân các trường hợp nhiễm JN.1 và kéo theo đó là số ca nhập viện ngày càng tăng. Xu hướng này cũng đang phát triển nhanh chóng ở Australia, châu Á và Canada

Tuần trước,  Trung Quốc vừa phát hiện 7 ca nhiễm biến thể JN.1 của Covid-19./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Việt Nam có khoảng 6.200 ca ung thư liên quan đến HPV mỗi năm, trong đó hơn 2.500 phụ nữ tử vong.

Bệnh viện Hữu Nghị vừa tổ chức hội nghị khoa học quốc tế năm 2025, cập nhật các tiến bộ mới trong điều trị bệnh tật, chăm sóc người cao tuổi.

GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã đưa ra bốn biện pháp trọng tâm để ngăn chặn dịch sởi.

Bộ Y tế rà soát để bổ sung một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên sâu vẫn hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) mà không cần giấy chuyển viện.

Sở Y tế Hà Nội quán triệt toàn ngành làm tốt công tác tiêm phòng sởi, khám và điều trị bệnh sởi kịp thời tại các cơ sở y tế.

Sở Y tế TP.HCM đề nghị UBND thành phố công bố hết dịch sởi tại 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi.