WHO phân loại JN.1 của COVID-19 là 'biến thể được quan tâm'

Do mức độ lây lan của chủng JN.1 đang gia tăng nhanh chóng và có thể trốn tránh miễn dịch tốt hơn các phiên bản trước đó của virus SARS-CoV-2, nên Tổ chức Y tế thế giới đã phân loại biến thể phụ JN.1 thuộc dòng BA.2.86 của COVID-19 là “biến thể được quan tâm”.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại biến thể phụ JN.1 thuộc dòng BA.2.86 của virus SARS-CoV-2 là “biến thể được quan tâm”. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mức độ lây lan của JN.1 đang gia tăng nhanh chóng, song không gây ra nhiều mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng. WHO cũng cho biết, các loại vaccine hiện tại vẫn có tác dụng bảo vệ người bị lây nhiễm khỏi các biến chứng nặng và nguy cơ tử vong do JN.1 cũng như các biến thể đang lưu hành khác của virus SARS-CoV-2 gây ra.

Một số quốc gia ở châu Âu trong đó có Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp và Hà Lan đã ghi nhận xu hướng gia tăng theo cấp số nhân các trường hợp nhiễm JN.1 và kéo theo đó là số ca nhập viện ngày càng tăng. Xu hướng này cũng đang phát triển nhanh chóng ở Australia, châu Á và Canada

Tuần trước,  Trung Quốc vừa phát hiện 7 ca nhiễm biến thể JN.1 của Covid-19./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.