'Xanh hóa' bất động sản công nghiệp, đón sóng đầu tư mới

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là mục tiêu Việt Nam đang hướng đến. Đây cũng là lựa chọn và được các doanh nghiệp ưu tiên trong quá trình đầu tư. Nắm bắt xu hướng này, các khu công nghiệp, khu kinh tế đang có sự thay đổi theo hướng sinh thái xanh, tạo sức hấp dẫn để thu hút dòng đầu tư mới.

Tính đến cuối tháng 5 năm 2024, cả nước có 425 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập, với quỹ đất khoảng 89.200 ha. Trên 11.200 dự án FDI và 10.600 dự án trong nước đang sản xuất kinh doanh.

Gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài như LEGO, Pandora… đang đặc biệt quan tâm đến sản xuất xanh thông qua xây dựng các nhà máy trung hòa carbon ở Việt Nam, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Do đó, khu công nghiệp sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Khu công nghiệp sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Nguyễn Văn Nhân, Tổng Giám Đốc Công ty cổ phần Amata Hạ Long cho biết: "Đối với các nhà đầu tư mà thứ cấp đến trong thời gian gần đây thì họ rất là quan tâm về phát triển xanh cũng như là việc bảo vệ môi trường, quan tâm đến việc là chỉ tiêu phát triển xanh ở trong KCN của chúng tôi. Chúng tôi chủ động đầu tư hạ tầng thí dụ như là chúng tôi có những giải pháp về cộng sinh công nghiệp để mà có thể giảm thiểu được phát thải cũng như là chúng tôi chủ động để nghiên cứu và đầu tư các nguồn năng lượng tái tạo điện áp máy hoặc là điện gió".

Ông Trần Nhật Ninh, Phó Tổng giám đốc CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong cho biết: "Đối với các khu công nghiệp, theo quy chuẩn của quốc gia ít nhất phải có 10% diện tích xanh trên khu công nghiệp và 20% đối với các nhà máy trong khu công nghiệp đó. Và để làm được việc này và tận dụng hiệu quả mặt bằng đó thì chúng tôi cũng đã sản xuất ra các hệ thống, các sản phẩm mà có thể chôn vào dưới đất và vẫn tận dụng được bề mặt phía trên cho mục đích công viên, bãi đỗ xe và trồng cây".

Sự dịch chuyển FDI trên toàn cầu đã chậm lại, nhưng Việt Nam vẫn nổi lên là một điểm sáng.

Hiện sự dịch chuyển FDI trên toàn cầu đã chậm lại, nhưng Việt Nam vẫn nổi lên là một điểm sáng. Bất động sản công nghiệp được dự báo tiếp tục là điểm đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong trung và dài hạn. Thị trường hiện được cho là chứng kiến rõ hơn nỗ lực thu hút khách hàng của các chủ đầu tư hạ tầng KCN và khách thuê thứ cấp.

Ông Trương Gia Bảo, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên chi hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam (VIREA) cho hay: "Rất là nhiều mô hình hiện nay ví dụ như là khu công nghiệp khép kín, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp tuần hoàn, với tất cả những cái chuyển động như vậy thì tôi nghĩ rằng là chúng ta đang tiến đến một  sự đầu tư mới để hứng các nhà đầu tư chất lượng cao hơn và với một tầm nhìn xa hơn đó là khai thác các giá trị kinh tế và thậm chí là chúng ta quan tâm đến những sản phẩm về công nghiệp, hậu công nghiệp và phát triển dịch vụ ở trong tương lai".

Việt Nam đang ở giai đoạn đầu thử nghiệm mô hình công nghiệp xanh, sinh thái, sẽ còn nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu thử nghiệm mô hình công nghiệp xanh, sinh thái. Việc đưa các mô hình này vào thực tiễn sẽ còn nhiều khó khăn.

Bà Trang Lê, chuyên gia bất động sản công nghiệp cho biết: "Phát triển khu công nghiệp xanh không chỉ dừng lại ở phát triển bất động sản mà nó còn nằm ở khâu vận hành về sau sản xuất về sau. Khâu đó mới là khâu phức tạp và cần nhiều hướng dẫn chi tiết hơn thì khâu đó vẫn đang thiếu vắng. Hiện tại vẫn chưa có đầy đủ thứ nhất là ưu đãi đầu tư đã có nhưng mà cũng không phải là quá thu hút và hiệu quả để cho hầu hết những người trên thị trường có thể tham gia được loại hình này".

Xu hướng phát triển KCN thời gian tới được đánh giá là chuyên biệt và theo chiều sâu, để định vị Việt Nam là thị trường thu hút các nhà đầu tư trình độ cao.

Xu hướng phát triển KCN thời gian tới được đánh giá là chuyên biệt và theo chiều sâu, để định vị Việt Nam là thị trường thu hút các nhà đầu tư trình độ cao. Bên cạnh đó, xu hướng thâu tóm trong ngành bất động sản công nghiệp và logistics sẽ còn tiếp diễn nhiều năm tới. Việc nhanh chóng chuyển mình để đón làn sóng đầu tư mới sẽ là cuộc chơi sòng phẳng cho tất cả các bên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tạo ra những cơ hội mới, giá trị mới để Thủ đô phát triển “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. Qua đó, xác định sông Hồng là trục xanh, trục cảnh quan trung tâm và Hà Nội sẽ tận dụng và khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có để phát triển ngang tầm với các Thành phố lớn trên thế giới.

Theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư FDI đăng ký mới trong 11 tháng qua đạt gần 5,63 tỷ USD, chiếm hơn 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo dữ liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, trong 11 tháng qua, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.

Các dữ liệu khảo sát thị trường cho thấy, có hơn 86% nhà đầu tư mua bất động sản để lướt sóng kiếm lời, chỉ giữ tài sản chưa đến 1 năm đã sang tay, đẩy giá nhà tăng cao phi lý trong suốt thời gian dài vừa qua.

Sau loạt bài của Đài Hà Nội về những biểu hiện bất thường trong cuộc đấu giá 58 thửa đất ở huyện Sóc Sơn, chiều tối ngày 03/12/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định tạm giữ đối với 5 đối tượng về hành vi “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”, được quy định tại Khoản 2 Điều 218 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Lãi suất luôn là yếu tố mấu chốt để người mua nhà ra quyết định có vay hay không. Dù lãi suất cho vay mua nhà ở thời điểm hiện tại giảm mạnh, nhưng người mua vẫn cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định vay vốn.