Xanh hóa đặt ra thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp Việt
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu muốn chuyển đổi vùng sản xuất theo hướng xanh hóa, sẽ phải tổ chức lại vùng trồng, hướng dẫn và cung cấp vốn mồi cho nông dân.
Các khâu trong hoạt động chế biến tại doanh nghiệp Vinasamex sẽ phải thay đổi để đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của đối tác. Bà Nguyễn Thị Huyên, Tổng giám đốc Vinasamex, cho biết: ''Chúng tôi không nhận được bất kỳ một hỗ trợ này trong suốt quá trình. Nhiều lúc muốn bỏ cuộc''.
Nhiều doanh nghiệp khác cũng cho biết,hiện đang rất muốn thực hành hoàn chỉnh hoạt động theo bộ tiêu chuẩn quản trị - môi trường – xã hội ESG. Thế nhưng rào cản lớn đang phải đối mặt là khả năng tiếp cận với những nguồn lực tài chính hỗ trợ, như với BCG Energy, hay Công ty cổ phần Tái chế nhựa Lam Trân.
''Chúng tôi mong sẽ sớm có các chính sách phân loại giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực'', ông Phan Đăng Bảo, Công ty cổ phần Tái chế nhựa Lam Trân, cho biết.
Dư nợ tín dụng xanh hiện đang chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dự nợ toàn nền kinh tế. Cùng với việc trái phiếu xanh còn rất ít, nhiều chuyên gia cho rằng cần sớm có bộ tiêu chí phân loại xanh để thúc đẩy việc khơi thông nguồn vốn hỗ trợ xanh cho doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết: ''Bộ đang xây dựng bộ tiêu chí phân loại xanh. Đây là khuôn khổ pháp lý rất quan trọng để các bộ, ngành bố trí nguồn lực để tiếp cận với nguồn ưu đãi xanh''.
Ông Nguyễn Phương Nam, chuyên gia đánh giá quốc tế về báo cáo kiểm kê khí nhà kính của LHQ, nhận định: ''Trong lúc chờ đợi thì các doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể sử dụng các bộ tiêu chí xanh của thế giới, của những thị trường mà chúng ta đang có hàng hóa xuất khẩu. Các doanh nghiệp có thể bám theo các tiêu chí sẵn có đó trong thời gian chờ đợi có bộ tiêu chí xanh cho VN''.
Hành động của doanh nghiệp là một trong 3 yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển bền vững và hướng tới phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, bộ tiêu chí được kỳ vọng sẽ là một cú hích mới giúp doanh nghiệp mạnh dạn chuyển đổi những mô hình sản xuất mới theo hướng bền vững hơn.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
Tổng cục Thuế vừa tổ chức nghi lễ kích hoạt chính thức vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho hộ cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
0