Xanh hoá sản xuất, tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Việc từng bước xanh hoá trong sản xuất đã và đang trở thành xu thế tất yếu, tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trước những tác động của biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt dần của các nguồn tài nguyên.

Những giải pháp như sử dụng toàn bộ bóng đèn tiết kiệm điện, lắp đặt hệ thống điện mặt trời vào sản xuất, ứng dụng công nghệ vào sản phẩm để giảm tiêu thụ điện… đã được doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử Ferroli Asean áp dụng để từng bước "xanh hóa" hoạt động của mình.

Bà Đặng Thị Hoài, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ferroli Asean, cho biết: “Tập đoàn chúng tôi đã bắt đầu triển khai áp dụng sản xuất xanh. Việc triển khai này sẽ được áp dụng trên toàn cầu, bắt đầu từ các nước châu Âu, sau đó sẽ triển khai sang các nước châu Á. Từng bước chuyển đổi sản xuất xanh, đây là bước rất quan trọng”.

Xanh hóa là lợi thế cạnh tranh đơn hàng của doanh nghiệp. 

Theo các chuyên gia, có đến 84% người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm bền vững. Trong khi đó, các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Liên minh châu Âu đang triển khai các quy định và tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ hơn đối với các sản phẩm và dịch vụ nhập khẩu vào khu vực này. Do đó, xanh hóa không chỉ là một lựa chọn mà còn là lợi thế cạnh tranh đơn hàng của doanh nghiệp.

Ông Stefano Capelli - Giám đốc Chất lượng và Phát triển bền vững - Tập đoàn Ferroli, chia sẻ: "Có rất nhiều lợi ích khi áp dụng chiến lược ESG trong công ty. Đầu tiên, xét từ góc độ kinh tế, việc sản xuất xanh sẽ tăng tính bền vững và sức cạnh tranh cho sản phẩm, từ đó cải thiện khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Thứ hai là giúp giảm tác động lên môi trường. Cuối cùng, giúp việc quản trị công ty, quản lý nội bộ cùng với nhà cung cấp và chuỗi cung ứng giảm giấy tờ và quy trình phức tạp".

Việc từng bước xanh hoá trong sản xuất đã và đang trở thành xu thế tất yếu, tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Bộ Công Thương mới đây đã đề ra mục tiêu về phát triển thương mại xanh giai đoạn đến năm 2025 là thúc đẩy các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững trong công nghiệp, thương mại, nhằm đạt mục tiêu giảm 5-8% mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của các ngành sản xuất.

Đồng thời, 85% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn tiết kiệm năng lượng và các nhãn sinh thái khác tại các siêu thị, trung tâm thương mại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.