Xây dựng bảng giá đất sát giá thị trường
PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng khoa Pháp luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, cho biết: “Từ năm 1993 đến năm 2023, chúng ta tranh cãi nhau thế nào là giá do nhà nước xác định và thế nào là giá thị trường. 30 năm chúng ta cãi nhau nhưng cuối cùng vẫn không đi đến đâu cả. Thế thì lần này, chúng ta quyết định bỏ khung giá đất, cái này tôi cho rằng tất yếu là phải bỏ thôi. Vì chúng ta đã chấp nhận luật chơi kinh tế thị trường rồi, đành rằng là nhà nước can thiệp, nhưng can thiệp một cách thô bạo vào thị trường thì chắc là nó sẽ bật ra”.
Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, thông tin: “Đối với giá thuê đất hàng năm, Luật đã cho phép ổn định tiền thuê đó trong vòng 5 năm, nếu có sự chênh lệch thì địa phương điều chỉnh, nhưng không vượt quá giá do Chính phủ quy định”.
Định giá đất tiệm cận với giá thị trường, nhưng vẫn nằm trong ngưỡng kiểm soát của Chính phủ, điều này sẽ không khiến tăng giá bất động sản mà sẽ góp phần hạn chế tối đa tình trạng sốt đất, giảm rủi ro trong các giao dịch mua bán. Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nhận định: “Tôi cho rằng then chốt nhất để chống đầu cơ bất động sản, hạn chế đầu có bất động sản, chúng ta có thể áp dụng thuế hiện tại và thuế mới xoay quanh vấn đề giá đất. Nếu chúng ta không xác định được phương pháp giá như thế nào liên quan đến giá bất động sản nói chung thì tất cả các công cụ của chúng ta vô nghĩa hoặc chỉ là hình thức. Tôi nói ví dụ bất động sản mà chúng ta không biết giá tài sản thì đánh vào đâu?".
Theo GS.TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội: “Chúng ta biết rằng có 3 lực lượng người mua, người bán và người trung gian. Người trung gian của thị trường phải có vai trò đúng nghĩa, và đấy mới là cơ quan để cung cấp thông tin, xác định thông tin và chịu trách nhiệm về thông tin thị trường. Đấy, chỉ khi nào như thế thì chúng ta mới có được nguồn dữ liệu”.
Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ cho biết: “Từ nay đến ngày 1/1/2026, khi Nhà nước bỏ khung giá. Một số địa phương, trong quá trình điều chỉnh giá hàng năm của mình thì không điều chỉnh liên tục, kịp thời để tiệm cận với giá cho phép ở khung giá. Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường không chỉ làm việc với mỗi TP.HCM mà các địa phương Bộ đều họp và đề nghị các địa phương rà soát bảng giá của địa phương mình, chuẩn bị các điều kiện xây dựng bảng giá mới”.
Hiện, Hà Nội và các địa phương đang khẩn trương rà soát, nghiên cứu để ban hành bảng giá đất mới. Từ nay đến 1/1/2026 được xem là giai đoạn chuyển tiếp - cũng là thời gian để củng cổ, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai, đảm bảo các thông tin đầu vào được chuẩn hóa và minh bạch.
Năm 2024, công tác đấu giá quyền sử dụng đất dự kiến hoàn thành kế hoạch thu 25 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội xác định hoạt động đấu giá đất còn tồn tại nhiều hạn chế, cần tiếp tục khắc phục.
Nhằm đảm bảo trật tự xây dựng, hạn chế các vụ cháy, nổ xảy ra đối với loại hình nhà ở riêng lẻ. Bộ Xây dựng đã chủ trì biên soạn tiêu chuẩn Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật chung trong thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở riêng lẻ.
Chênh lệch giá đất đền bù theo Luật Đất đai 2024 và luật năm 2013 dẫn tới phát sinh vướng mắc trong hơn 1.000 dự án trên địa bàn Hà Nội.
Trước những tồn tại trong hoạt động đấu giá đất, UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã thực hiện cấp bách một số giải pháp để khắc phục; đồng thời yêu cầu các sở, ngành chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động đấu giá đất.
Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng tiếp tục tăng trong hai năm tới.
Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.
0