Hà Nội chuyển đổi số là đột phá, thông minh, hiệu quả

Thành phố thông minh, phát triển bền vững phải có mục tiêu xuyên suốt là lấy người dân làm trung tâm phục vụ. Cuộc sống người dân phải được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Sản phẩm mà người dân thấy được, được thụ hưởng phải là thành phố thông minh. Đây là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải trong buổi Tọa đàm với chủ đề “Khai thác dữ liệu – xây dựng thành phố thông minh, phát triển bền vững” diễn ra sáng ngày 29/11.

Trong khuôn khổ Vietnam – Asia Smart City Summit 2023 sáng 29/11 đã diễn ra Tọa đàm lãnh đạo với chủ đề “Khai thác dữ liệu – xây dựng thành phố thông minh, phát triển bền vững”. Lãnh đạo UBND TP. Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ thông tin lớn đã cùng trao đổi về các vấn đề: chính sách thúc đẩy đô thị thông minh; khai thác sử dụng dữ liệu hiệu quả để xây dựng đô thị thông minh.

Thảo luận tại buổi Tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải cho biết: Hà Nội đang triển khai các phần việc rất quan trọng theo Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị là: điều chỉnh Quy hoạch Thủ đô, sửa đổi Luật Thủ đô, trong đó, nội dung xuyên suốt, xác định sứ mệnh của Hà Nội được nhắc lại nhiều lần. Theo đó, nội dung xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, xanh, phát triển bền vững, bao trùm.

Mục tiêu đến 2045 Thủ đô là thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm với thủ đô các nước trên thế giới. Với nhiệm vụ quan trọng đó, Hà Nội xác định chuyển đổi số là đột phá, thông minh, hiệu quả. Thống nhất cao với chủ đề của hội nghị là: “Khai thác dữ liệu - xây dựng thành phố thông minh, phát triển bền vững”, Phó chủ tịch UBND TP phân tích rõ, tất cả mọi vấn đề đều quay lại gốc là dữ liệu số - nguồn tài nguyên mới; quyết định tất cả vấn đề liên quan đến chuyển đổi số. “Thành phố thông minh, phát triển bền vững phải có mục tiêu xuyên suốt là lấy người dân làm trung tâm phục vụ. Cuộc sống người dân phải được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Sản phẩm mà người dân thấy được, được thụ hưởng phải là thành phố thông minh”, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết thêm, Hà Nội xác định rõ cơ sở dữ liệu là đặc biệt quan trọng. Thành phố đã ban hành danh mục dữ liệu, tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn khó khăn bất cập. Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nêu hai khó khăn vướng mắc đó là: cơ chế thu thập dữ liệu. Ngay chuyện rà soát dữ liệu để số hóa cũng phải tính toán để làm sao nhanh nhất, cấu trúc chuẩn, mà không lãng phí.

Thứ hai, là cơ chế chia sẻ dữ liệu cần rà soát quy định, cách thức chia sẻ thế nào để hiệu quả nhất Với việc xây dựng thành phố thông minh, UBND TP. Hà Nội đã giao Sở TTTT nghiên cứu xây dựng, lựa chọn mô hình thông minh, hiệu quả nhất. Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh trong điều chỉnh Quy hoạch Thủ đô đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch. Ngoài ra, Hà Nội cũng đã thẩm thấu văn hóa, con người Thủ đô vào từng lĩnh vực. “Mong nhận được ý kiến chia sẻ của các chuyên gia giúp cho Hà Nội cũng như cả nước có bước đi, cách làm hiệu quả nhất".

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải

Làm sao để dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống"; phục vụ hiệu quả nhất, giải phóng cho công chức, viên chức khỏi những công việc buồn chán để hiệu quả cao nhất, chính xác nhất, nhanh nhất. Đặc biệt là từ đó làm sao để cuộc sống của người dân tốt lành nhất trong môi trường trong sạch, với nhiều cơ hội trong công nghệ. Như thế Hà Nội sẽ là biểu tượng cho một Việt Nam mới". Đó là đánh giá của ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng sáng lập VINASA về chủ đề của Hội nghị Thành phố thông minh Việt nam – Châu á 2023. "Hội nghị quan trọng này diễn ra vào thời điểm Việt Nam đang tỏa sáng và Hà Nội sẽ là điểm sáng nhất trong hệ sinh thái về chip và trí tuệ nhân tạo. Chúng ta phải nỗ lực hết mình để xứng đáng với sự chọn lựa đó của lịch sử. Trong đó, thành phố thông minh là nhân tố quyết định. Hà Nội sẽ có vai trò dẫn dắt các thành phố khác trong công cuộc chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; trong việc đi vào các công nghệ lõi về trí tuệ nhân tạo, bán dẫn" Từ đó, ông Trương Gia Bình cho rằng Hà Nội cần có cơ chế đặc thù, vượt trội để thu hút tài năng Việt Nam cũng như thế giới và cộng đồng Việt kiều để cùng nhau gánh vác sứ mệnh vẻ vang đó. Nêu việc 20 năm trước, không ai biết về phần mềm nhưng đến nay Việt Nam đã có trên dưới một triệu kỹ sư công nghệ thông tin. 1/2 trong số đó hiện đang phục vụ cả cho các nước tiên tiến... Ông Trương Gia Bình nêu rõ, Hà Nội không chỉ xây dựng thành phố thông minh cho chính mình, mà còn phải đi đầu cả về phần cứng, phần mềm, nhân lực, đi đầu trong chuyển đổi xanh; tạo ra cơ hội để tất cả công ty CNTT Việt Nam và thế giới có nhiều cơ hội phát triển, lấy thành quả ở Hà Nội để mở ra các cơ hội khác.

Ông Trương Gia Bình

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, phát triển Đô thị thông minh là một quá trình liên tục và lâu dài, do vậy cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một cách tiếp cận tổng thể, không chỉ tập trung vào khía cạnh công nghệ. Cũng giống như chuyển đổi số, đó là sự thay đổi về tư duy và nhận thức nhiều hơn. Phát triển Đô thị thông minh chính là thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi, quy mô của đô thị nhưng tập trung vào việc giải quyết các vấn đề lớn của đô thị bao gồm giao thông, môi trường, năng lượng, xử lý rác thải, bảo đảm an ninh, trật tự đô thị. Và để đạt được những nội dung này một cách bài bản thì các yếu tố thông minh phải được xác định, tính toán và đưa vào ngay từ khi quy hoạch đô thị, thành phố. Điều này cho thấy được quyết tâm rất lớn của lãnh đạo TP. Hà Nội trong việc xây dựng Thủ đô hiện đại, phục vụ tốt hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Phát triển Đô thị thông minh chính là xây dựng một phương thức phát triển và vận hành đô thị hiện đại, hiệu quả dựa trên việc ứng dụng các công nghệ có tính đổi mới, sáng tạo, không phải một tập hợp rời rạc các hệ thống, ứng dụng của các cơ quan chuyên môn do các vấn đề trong đô thị có quan hệ chặt chẽ với nhau. Phát triển Đô thị thông minh tại địa phương phải bảo đảm gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số tại địa phương, không tách rời, không trùng lặp, tất cả đều hướng đến mục tiêu lấy người dân làm trung tâm. Người dân vừa là đối tượng phục vụ, vừa là chủ thể tham gia thông qua các hình thức đầu tư xã hội hóa.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.

Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.