Xây dựng hệ giá trị văn hóa từ phát huy di sản

Di sản văn hóa là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc để xây dựng hệ giá trị văn hóa của Thủ đô thời gian qua. Đây cũng là môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa, đa dạng văn hóa. Bởi vậy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng chính là đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hóa thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.

Sau 14 năm được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long. Ngoài công tác nghiên cứu sử học, khảo cổ học chuyên sâu, hợp tác quốc tế , Hoàng Thành Thăng Long hiện nay đã trở thành điểm đến được yêu thích nhất của Thủ đô. Nơi đây luôn sôi động bởi các chương trình phục dựng lễ hội truyền thống cung đình và dân gian, góp phần lan tỏa những giá trị di sản quý báu.. Năm 2023, Hoàng Thành Thăng Long đã đón 800 ngàn lượt khách, riêng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn đã đón 60 ngàn lượt khách tham quan:

Là địa phương dẫn đầu  cả nước về số lượng di sản văn hóa với gần 6.000 di tích văn hóa, lịch sử, Hà Nội chọn người dân làm chủ thể để xây dựng đời sống văn hóa, trong đó đặc biệt chú trọng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy các giá trị truyền thống từ hệ thống các di sản. Trong quá trình thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển, Hà Nội còn đưa các di sản văn hóa hòa vào dòng chảy phát triển kinh tế và đặc biệt là sống dậy trong đời sống người dân Thủ đô, thành phố sáng tạo của UNESCO.

Hà Nội còn đưa các di sản văn hóa hòa vào dòng chảy phát triển kinh tế và đặc biệt là sống dậy trong đời sống người dân Thủ đô, thành phố sáng tạo.

Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên của cả nước ban hành nghị quyết chuyên đề riêng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Minh chứng là các lễ hội thiết kế sáng tạo thường niên, các không gian văn hóa đa dạng.  Việc gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO là bước tiến thuận lợi cho Thủ đô trong việc định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh trên mọi lĩnh vực sáng tạo văn hóa, gia nhập nhóm các thành phố toàn cầu đang phát triển theo hướng đổi mới, tạo được sự trân trọng của cộng đồng đối với di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nâng cao dân trí, đời sống tinh thần của người dân, hướng đến xây dựng người Hà Nội ngày càng thanh lịch văn minh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn diễn ra tại Hoàng cung Huế, là một sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của "Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024".

Chiều 28/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhất là văn hóa, giáo dục chất lượng cao, trường chuẩn quốc gia.

Chính thức ra rạp từ ngày 24/5, bộ phim hoạt hình Nhật Bản "Doraemon: Nobita và bản giao hưởng địa cầu" tiếp tục tạo nên cơn sốt tại phòng vé. Hiện doanh thu phim đã vượt qua con số 84 tỉ đồng. Phim thậm chí còn được kỳ vọng là tác phẩm anime đầu tiên đạt doanh thu trăm tỷ tại Việt Nam.

4 doanh nghiệp bảo hiểm có khách hàng tham gia bị thiệt hại về người trong vụ cháy tại Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, đã dự kiến chi trả bảo hiểm với số tiền ước tính khoảng 2,72 tỷ đồng.

Với mong muốn khơi dậy cảm xúc và sự sáng tạo nghệ thuật cho các em thiếu nhi, cuộc thi vẽ tranh “Sắc màu tuổi thơ” dành cho các bé từ 3 đến 7 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tạo ra một sân chơi thú vị, bổ ích.

Tạp chí Time Out của Anh đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để du lịch vào tháng 7, trong đó, Hội An xếp vị trí thứ 7 trong danh sách này.