Xây dựng, hoàn thiện thể chế ngành Tài nguyên và Môi trường

Năm 2023, ngành Tài nguyên và Môi trường đã ban hành 19 thông tư giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc từ thực tiễn. Bộ tập trung xây dựng, hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ 08/08 quy hoạch cấp quốc gia, 10/15 quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.

Đây là số liệu được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 do Bộ Tài nguyên & Môi trường tổ chức ngày 31/12, tại Hà Nội.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự Hội nghị có lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương, các địa phương dự Hội nghị qua các điểm cầu trực tuyến.

Năm 2023, ngành Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật, nghị định, quyết định đã được ban hành.

Đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Bộ đã triển khai giám sát, kiểm soát các nguồn thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khu tập trung nhiều nguồn thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông. Bên cạnh đó, Bộ đã chủ động triển khai các chiến lược, kế hoạch về ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, thu hút đầu tư ngoài nước cho phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; huy động các nguồn lực ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long; chú trọng bảo vệ môi trường, thúc đẩy trồng rừng, lần đầu tiên bán chứng chỉ carbon và phát hành trái phiếu xanh.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải quán triệt chủ trương của Đảng, điều hành của Chính phủ để tập trung nguồn lực đầu tư cho xây dựng và hoàn thiện thể chế. Đặc biệt, Luật đất đai sửa đổi phải bảo đảm tiến độ và phải chất lượng.

Thủ tướng lưu ý ngành Tài nguyên môi trường phải chú trọng thực thi chính sách hiệu quả về Luật bảo vệ môi trường ở các cấp. Bộ chủ động xây dựng dữ liệu tài nguyên đất đai môi trường chuyển đổi số, kết nối với cơ sở dân cư quốc gia; thực hiện chuyển đổi xanh, giảm phát thải khí nhà kính; huy động nguồn lực chuyển đổi năng lượng./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tài chính vừa công khai danh sách hơn 300 dự án tại 48 địa phương chưa giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm nay.

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo hôm nay (17/5), Hà Nội có nhiệt độ từ 24-32 độ.

Do giá vé máy bay tăng cao, nhiều công ty lữ hành chọn giải pháp phát triển sản phẩm đường bộ, đường thủy, đường sắt trong dịp hè 2024.

Bộ Công an đề xuất các loại súng sử dụng cơ chế bắn bằng nén khí, nén gas có tính sát thương rất cao, nguy hiểm, vì thế cần đưa vào nhóm vũ khí quân dụng để quản lý.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường 70, đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế thuộc phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, khởi công từ năm 2020, nhưng đến nay vẫn còn ngổn ngang, chưa biết đến bao giờ mới hoàn thành.

Chủ trương mở rộng đường Láng đang làm người dân lo ngại với mức đầu tư dự kiến là quá lớn, lên đến trên 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hoàn toàn có thể thu hồi đất hai bên đường và đấu giá tạo nguồn vốn khi mở rộng đường. Chưa kể, nếu để đường Láng tồn tại một nút thắt về ùn tắc giao thông như hiện nay, thì việc đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng trước đó cho các dự án thành phần trên trục đường Vành đai 2 sẽ không phát huy hiệu quả.