Xây dựng mô hình liên kết PCCC tại các cụm công nghiệp

Hiện nay, nhiều địa phương, đơn vị đang xây dựng mô hình liên kết PCCC tại các cụm công nghiệp và làng nghề, nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và chủ động xử lý kịp thời mọi tình huống hoả hoạn ngay từ khi mới phát sinh.

Tại một cơ sở sản xuất may mặc trong cụm công nghiệp Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì đã xảy ra một tình huống cháy giả định. 

Ngay khi phát hiện có cháy, nhân viên bảo vệ đã nhanh chóng bấm chuông báo động cháy toàn cụm liên kết. Tổ hợp này tự động kết nối lập tức đến hệ thống báo cháy của toàn bộ các đơn vị trong cụm công nghiệp, điện thoại của các lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và Đội Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an huyện Thanh Trì.

Trong khi lực lượng tại chỗ của đơn vị xảy ra hoả hoạn tập trung di chuyển người và tài sản ra khỏi đám cháy, tổ chức khoanh vùng, dập lửa, lực lượng PCCC tại chỗ của sáu đơn vị liền kề trong cụm nhanh chóng có mặt, sử dụng phương tiện tại chỗ để dập tắt đám cháy trong thời gian ngắn. Với sự hỗ trợ của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, quy trình phối hợp xử lý đám cháy giữa các lực lượng đã đảm bảo được mục tiêu an toàn về người và tài sản, đặc biệt đã rút ngắn được thời gian dập tắt đám cháy.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò nòng cốt của Công an huyện, đến nay, trên địa bàn huyện Thanh Trì đã thành lập bốn cụm liên kết an toàn PCCC với 37 thành viên trong cụm công nghiệp Ngọc Hồi, 11 cụm liên kết làng nghề an toàn PCCC tại xã Tân Triều. 100% người lao động làm việc trong cơ sở thuộc cụm liên kết đã được phổ biến kiến thức, kỹ năng an toàn về PCCC&CNCH. Người đứng đầu cơ sở, 100% đội viên Đội PCCC cơ sở đã được huấn luyện và cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC&CNCH. Trang bị các hệ thống, phương tiện PCCC&CNCH cho công trình đảm bảo theo quy định. Có hệ thống nút ấn báo cháy, thiết bị báo sự cố cháy bằng âm thanh, ánh sáng.

Mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” tại cụm công nghiệp có tác dụng nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của các đơn vị trong cụm. Phát huy phương châm bốn tại chỗ, tận dụng thời gian vàng cho công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, giảm thiểu đến mức thấp nhất các sự cố hoả hoạn và thiệt hại do hoả hoạn bất ngờ.

Chính vì vậy, theo hướng dẫn của cảnh sát PCCC, các địa phương, đơn vị cần khẩn trương xây dựng, nhân rộng mô hình này để đảm bảo tuyệt đối an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Liên quan đến vụ sạt lở nghiêm trọng khiến 7 người thương vong tại Hà Tĩnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương xác minh nguyên nhân sự cố sạt lở để kịp thời rút kinh nghiệm trong công tác phòng chống sạt lở, bảo đảm an toàn cho người lao động và nhân dân, xử lý nghiêm trách nhiệm (nếu có sai phạm) theo đúng quy định của pháp luật.

Làn đường dành riêng cho xe buýt trên đường Yên Phụ, quận Ba Đình, dù có biển chỉ dẫn rõ ràng, nhưng vẫn có nhiều phương tiện khác đi vào, dù ngay sát cạnh, đường cho xe hỗn hợp khá thông thoáng.

Khoảng 7 giờ 35 phút ngày 7/5, tại ngã ba Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy (Hà Nội) xảy ra vụ cháy xe máy do va chạm giao thông.

Theo thông tin từ Công an huyện Thường Tín, vào lúc 5h57 phút, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an huyện nhận được tin báo chiếc xe Ford dcar 9 chỗ, biển kiểm soát 29B-19.035 di chuyển trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ hướng đi Hà Nội thì bị tai nạn ở đoạn qua km195 rồi chết máy và mắc kẹt ở dải phân cách.

Khoảng 10h50 sáng 7/5, những người dân đi qua khu vực cổng sau Bệnh viện phụ sản Hà Nội, ven hồ Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa (Hà Nội) bất ngờ phát hiện dưới mặt hồ nổi lên một phần thi thể người, nghi là phần cẳng chân.

Thời gian gần đây, nhiều người dân trên địa bàn một số huyện ngoại thành, ven sông Hồng (Hà Nội) bức xúc về tình trạng xe chở vật liệu xây dựng gây bụi bẩn và mất ATGT. Thực tế này đã và đang gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của nhiều hộ dân, nhất là khu vực có các bến bãi nơi tập kết cát xây dựng.